Trẻ em dưới 36 tháng ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ chết thì xử lý như thế nào theo quy định hiện hành?
Việc tiếp nhận người bị tạm giam và con dưới 36 tháng tuổi tại cơ sở giam giữ cần lưu ý gì?
Tại Điều 16 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:
Tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Khi tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cơ sở giam giữ có trách nhiệm:
1. Kiểm tra thông tin để xác định đúng người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh, quyết định của người có thẩm quyền;
2. Lập biên bản giao nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam, tài liệu, hồ sơ kèm theo; tổ chức khám sức khỏe, kiểm tra thân thể của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo (nếu có). Việc kiểm tra thân thể người bị tạm giữ, người bị tạm giam là nam giới do cán bộ nam thực hiện, nữ giới do cán bộ nữ thực hiện và được tiến hành ở nơi kín đáo;
3. Chụp ảnh, lập danh bản, chỉ bản và vào sổ theo dõi người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
4. Phổ biến, hướng dẫn, giải thích quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam và nội quy của cơ sở giam giữ; kiểm tra và xử lý đồ vật mang theo trước khi đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam.
Theo đó, việc tiếp nhận người bị tạm giam và con dưới 36 tháng tuổi cũng thực hiện như quy trình chung, chỉ khác ở chỗ sẽ tổ chức khám sức khỏe, kiểm tra thân thể trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo người mẹ bị tạm giam.
Trẻ em dưới 36 tháng ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ chết thì xử lý như thế nào theo quy định hiện hành? (hình từ internet)
Phụ nữ bị tạm giam có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng được bố trí buồng giam riêng không?
Tại Điều 18 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:
Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam
...
2. Không giam giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
3. Trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung.
4. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng:
a) Người đồng tính, người chuyển giới;
b) Người quy định tại các điểm e, i và m khoản 1 Điều này;
c) Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng.
Chiếu theo quy định này thì phụ nữ bị tạm giam có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng thì có thể được sắp xếp ở buồng riêng.
Trẻ em dưới 36 tháng ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ chết thì xử lý như thế nào theo quy định hiện hành?
Tại Điều 8 Nghị định 120/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 113/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ
1. Chế độ ăn của trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ được hưởng như mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng đối với trẻ em dưới 04 tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành; ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật trẻ em được hưởng chế độ ăn bằng 05 lần ngày thường, ngày Quốc tế Thiếu nhi (ngày 01 tháng 6 dương lịch), tết Trung thu (ngày 15 tháng 8 âm lịch) được hưởng chế độ ăn bằng 02 lần ngày thường. Mỗi tháng được cấp sữa và đồ dùng sinh hoạt cần thiết trị giá tương đương 20 kg gạo tẻ/trẻ em. Căn cứ vào lứa tuổi của trẻ em và điều kiện thực tế, Thủ trưởng cơ sở giam giữ hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em hoặc quy đổi thành tiền và gửi lưu ký để mẹ của trẻ em sử dụng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng.
2. Trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ được cấp các đồ dùng cá nhân theo tiêu chuẩn mỗi trẻ em gồm: 01 chăn, 01 màn phù hợp với lứa tuổi; 01 bộ quần áo ấm mùa đông/01 năm (các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra và 05 tỉnh Tây Nguyên); 01 đôi dép/06 tháng; 02 bộ quần áo bằng vải thường/06 tháng; 01 khăn rửa mặt/03 tháng; 0,3 kg xà phòng/tháng.
3. Trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ được cấp thẻ bảo hiểm y tế, chăm sóc y tế, khám chữa bệnh theo quy định của Luật Trẻ em và Luật Bảo hiểm y tế. Trường hợp bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá, cơ sở giam giữ làm thủ tục chuyển đến cơ sở y tế của Nhà nước để điều trị; Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc trích xuất và áp giải người bị tạm giữ, người bị tạm giam là mẹ của trẻ đi cùng để chăm sóc.
Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thanh toán chi phí thực tế trong việc khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ tại bệnh xá, bệnh viện trong cơ sở giam giữ và các cơ sở y tế của Nhà nước. Trường hợp trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ chết, kinh phí an táng được thực hiện như đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết.
4. Các chế độ đối với trẻ em từ đủ 36 tháng tuổi trở lên ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ trong thời gian chờ làm thủ tục đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội hoặc chờ gửi về thân nhân nuôi dưỡng được thực hiện theo quy định tại Điều này.
Theo đó, trường hợp trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ chết, kinh phí an táng được thực hiện như đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết được nêu tại Điều 10 Nghị định 120/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 113/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?