Trẻ em bị xâm hại nhưng người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cần làm gì?

Người chăm sóc trẻ em là ai? Trẻ em bị xâm hại nhưng người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cần làm gì? Đây là câu hỏi của anh T.G đến từ Bình Định.

Người chăm sóc trẻ em là ai?

Người chăm sóc trẻ em được giải thích tại khoản 4 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 như sau:

Người chăm sóc trẻ em là người đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, bao gồm người giám hộ của trẻ em; người nhận chăm sóc thay thế hoặc người được giao trách nhiệm cùng với cha, mẹ của trẻ em cấp dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

Như vậy, người chăm sóc trẻ em là người đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, bao gồm người giám hộ của trẻ em; người nhận chăm sóc thay thế hoặc người được giao trách nhiệm cùng với cha, mẹ của trẻ em cấp dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

chăm sóc trẻ em

Người chăm sóc trẻ em là ai? (Hình từ Internet)

Trẻ em bị xâm hại nhưng người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cần làm gì?

Trẻ em bị xâm hại nhưng người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cần làm những việc theo khoản 3 Điều 52 Luật Trẻ em 2016 như sau:

Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp
1. Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được xây dựng để tổ chức thực hiện một hoặc nhiều biện pháp ở cấp độ hỗ trợ, cấp độ can thiệp quy định tại Điều 49 và Điều 50 của Luật này áp dụng với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em để tổ chức xây dựng, phê duyệt, triển khai kế hoạch hỗ trợ, can thiệp; bố trí nguồn lực, phân công cá nhân, tổ chức thực hiện, phối hợp thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
3. Đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Như vậy, trẻ em bị xâm hại nhưng người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định hạn chế quyền của người chăm sóc trẻ em hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế.

Tạm thời cách ly trẻ em khỏi người chăm sóc trẻ em được thực hiện như thế nào?

Tạm thời cách ly trẻ em khỏi người chăm sóc trẻ em được thực hiện theo Điều 32 Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:

Tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế
1. Việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 50 Luật trẻ em được thực hiện đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp hoặc trẻ em bị xâm hại có nguy cơ tiếp tục bị xâm hại bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thẩm quyền ra quyết định tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và bố trí nơi tạm trú an toàn theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 50 Luật trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật trẻ em trong vòng 12 giờ tính từ thời điểm tiếp nhận thông tin.
3. Thời hạn tạm thời cách ly được quyết định căn cứ vào đánh giá nhu cầu và môi trường an toàn của trẻ em, được gia hạn, nhưng thời hạn cách ly tối đa không quá 15 ngày trừ trường hợp phải tiếp tục cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Khi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em được đánh giá bảo đảm điều kiện an toàn cho trẻ em theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hủy bỏ quyết định tạm thời cách ly.
4. Trẻ em được tạm thời cách ly khẩn cấp khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em cần được thực hiện ngay việc giao chăm sóc thay thế trước khi thực hiện các thủ tục nhận chăm sóc thay thế.

Như vậy, tạm thời cách ly trẻ em khỏi người chăm sóc trẻ em được thực hiện như trên.

Chăm sóc thay thế cho trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về việc cá nhân, gia đình là người thân thích chăm sóc thay thế cho trẻ em như thế nào?
Pháp luật
UBND cấp xã quyết định giao trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến gia đình nhận chăm sóc trong thời hạn nào?
Pháp luật
Có phải biện pháp chăm sóc thay thế chỉ được áp dụng trong trường hợp trẻ em không có cha mẹ không?
Pháp luật
Gia đình nhận chăm sóc thay thế với trẻ sẽ được người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã đánh giá mức độ phù hợp dựa trên những cơ sở nào?
Pháp luật
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có phải cung cấp thông tin của trẻ em cần chăm sóc thay thế cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế không?
Pháp luật
Việc giao nhận trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế được thực hiện khi nào?
Pháp luật
UBND có phải thống nhất với cơ sở trợ giúp xã hội trước khi duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp của trẻ em đang được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở không?
Pháp luật
Quyết định chấm dứt việc chăm sóc trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội để chuyển trẻ em đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải ban hành trong thời gian nào?
Pháp luật
UBND có phải thống nhất với cơ sở trợ giúp xã hội việc lựa chọn gia đình nhận chăm sóc thay thế trẻ em đang sống tại cơ sở trợ giúp xã hội hay không?
Pháp luật
Khi trẻ em được chăm sóc thay thế dài hạn và đủ 16 tuổi thì người làm công tác bảo vệ trẻ em có phải đánh giá tình trạng của đối tượng không?
Pháp luật
Trước khi được nhận chăm sóc thay thế trẻ em phải được được tiếp xúc, làm quen với gia đình nhận chăm sóc thay thế trẻ em bao nhiêu lần?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chăm sóc thay thế cho trẻ em
358 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chăm sóc thay thế cho trẻ em

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chăm sóc thay thế cho trẻ em

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào