Trâu cái là trâu bao nhiêu tháng tuổi? Thân mình của trâu cái sinh sản phải đáp ứng yêu cầu nào?
Trâu cái là trâu bao nhiêu tháng tuổi?
Căn cứ tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9370:2012 như sau:
Trâu cái
Trâu cái tính từ 24 tháng tuổi trở lên
Như vậy, theo quy định trên thì trâu cái là trâu tính từ 24 tháng tuổi trở lên.
Trâu cái là trâu bao nhiêu tháng tuổi? Thân mình của trâu cái sinh sản phải đáp ứng yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Thân mình của trâu cái sinh sản phải đáp ứng yêu cầu nào?
Thân mình của trâu cái sinh sản phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại tiết 3.2.1 tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9370:2012 có quy định về yêu cầu kỹ thuật như sau:
Yêu cầu kỹ thuật
…
3.2. Yêu cầu đối với trâu cái
3.2.1. Yêu cầu ngoại hình
Ngoại hình của trâu cái sinh sản được quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 – Ngoại hình trâu cái sinh sản
Như vậy, theo quy định trên thì thân mình của trâu cái sinh sản phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Vai tròn, đầy đặn, có bề rộng cân đối với xương sống.
- Ngực rộng và sâu, cân đối, tròn và đầy đặn ở phía sau vai.
- Lưng rộng và phẳng từ vai đến hông; xương sườn có độ cong tốt, gắn kết cân xứng với xương sống lưng.
- Hông rộng và phối hợp cân đối với lưng và mông, khoảng cách giữa hai xương hông rộng, gọn, không sệ, đều về phía sau, ngực và bụng kết hợp hài hòa; tĩnh mạch bụng nổi rõ. Mông rộng, ít dốc, cơ mông phát triển.
Năng suất sinh sản của trâu cái sinh sản phải đáp ứng yêu cầu như thế nào?
Tại tiết 3.2.2 tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9370:2012 thì năng suất sinh sản của trâu cái sinh sản phải đáp ứng yêu cầu như tsau:
Chỉ tiêu | Mức yêu cầu |
Tuổi phối giống lần đầu, tính bằng tháng, không lớn hơn | 36 |
Khối lượng phối giống lần đầu, tính bằng kg, không nhỏ hơn | 280 |
Tuổi đẻ lứa đầu, tính bằng tháng, không lớn hơn | 46 |
Tỷ lệ đẻ, tính bằng %, không nhỏ hơn | 65 |
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, tính bằng tháng, không lớn hơn | 18 |
Khối lượng nghé lúc sơ sinh, tính bằng kg, không nhỏ hơn | 24 |
Khối lượng nghé lúc 6 tháng tuổi, tính bằng kg, không nhỏ hơn | 80 |
Móng của trâu cái được đánh giá như thế nào?
Móng của trâu cái được đánh giá theo quy định tại tiết 4.1.3 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9370:2012 như sau:
Phương pháp thử
4.1. Đánh giá các chỉ tiêu ngoại hình
Chỉ tiêu về ngoại hình được đánh giá dựa theo sự quan sát các đặc điểm ngoại hình (màu lông, kết cấu cơ thể, đặc điểm của các phần trên cơ thể), đánh giá ngoại hình qua các bộ phận được quan sát trực tiếp bằng mắt thường.
4.1.1. Đánh giá màu lông
Màu lông đồng nhất: Toàn thân chỉ có một màu lông, không có sự pha tạp các màu lông khác trong một cá thể trâu.
Lông mượt: Sợi lông thẳng đều theo cùng hướng với mặt da trâu.
4.1.2. Đánh giá về kết cấu cơ thể
Chân không chạm khoeo; Khi con trâu đi lại ở trạng thái bình thường trên một cung đường bằng phẳng, hai khuỷu chân trước phải và trái; hai khuỷu chân sau phải và trái không chạm vào nhau.
4.1.3. Đánh giá về móng
- Đế móng lõm: Nhân móng lõm lên trên, nhân móng không nằm cùng một mặt phẳng với chu vi vành móng.
- Móng tròn, đứng: Vành móng hình tròn, đứng so với mặt đường khi trâu đứng ở tư thế bình thường trên mặt đường phẳng, hai móng phải đều nhau.
- Móng không bị nứt: Vành móng không bị nứt vỡ, thành móng nhẵn bóng.
4.2. Xác định khối lượng
Sử dụng cân có độ chính xác đến 0,5 kg để xác định khối lượng của tương ứng với nghé lúc mới đẻ và các thời gian tương ứng quy định cho từng giai đoạn trong các Bảng tương ứng, tính bằng kilogam.
Đối với nghé sơ sinh được xác định khối lượng ngay trong vòng 24 h sau khi đẻ, các giai đoạn khác được cân vào buổi sáng sớm trước khi cho ăn hoặc chăn thả.
4.3. Xác định các chỉ tiêu về sinh sản
4.3.1. Đánh giá trâu cái sinh sản
- Tuổi đẻ lứa đầu của trâu cái được tính bằng số tháng từ khi trâu cái sinh ra đến lúc đẻ lần đầu tiên
- Khoảng cách lứa đẻ là khoảng thời gian từ ngày trâu cái đó đẻ đến ngày trâu cái đó đẻ lứa tiếp theo
- Xác định tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu tiên: được xác định bằng số trâu cái có chửa ngay ở lần phối đầu tiên chia cho số trâu cái được phối giống ở lần phối đầu tiên nhân với 100.
4.3.2. Đánh giá trâu đực giống
4.3.2.1. Xác định lượng xuất tinh V (ml)
Dùng ống đong có chia vạch đến mililit để đo lượng tinh xuất ra. Đặt ống đong trên mặt bàn phẳng, ngang tầm mắt, đọc kết quả ở mặt cong dưới của tinh dịch.
…
Như vậy, theo quy định trên thì móng của trâu cái được đánh giá như sau:
- Đế móng lõm: Nhân móng lõm lên trên, nhân móng không nằm cùng một mặt phẳng với chu vi vành móng.
- Móng tròn, đứng: Vành móng hình tròn, đứng so với mặt đường khi trâu đứng ở tư thế bình thường trên mặt đường phẳng, hai móng phải đều nhau.
- Móng không bị nứt: Vành móng không bị nứt vỡ, thành móng nhẵn bóng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?