Trang thiết bị khi biểu diễn môn Patin cần đáp ứng những yêu cầu gì? Cơ quan nào có quyền thanh tra tổ chức tổ chức hoạt động biểu diễn môn Patin?
Cơ sở vật chất khi tổ chức hoạt động biểu diễn môn Patin cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 20/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất biểu diễn môn Patin tại Việt Nam như sau:
Cơ sở vật chất
1. Hoạt động tập luyện và thi đấu môn Patin trong nhà, trong sân tập phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
a) Diện tích sân phải từ 300m2 trở lên;
b) Bề mặt sân bằng phẳng, dốc trượt và mô hình chướng ngại vật phải nhẵn, không trơn trượt; đối với dốc trượt, mô hình chướng ngại vật và các góc cạnh phải được xử lý đúng kỹ thuật thiết kế chuyên dùng và được trang bị bảo hiểm để bảo đảm an toàn, không gây nguy hiểm cho người tập luyện;
c) Khoảng cách từ mặt sàn đến trần nhà: Đối với sân bằng phẳng, khoảng cách từ mặt sân đến trần nhà ít nhất là 3,5m. Đối với sân có dốc trượt và mô hình chướng ngại vật, khoảng cách từ đỉnh dốc điểm cao nhất của chướng ngại vật đến trần nhà ít nhất là 04m;
d) Không gian tập luyện phải bảo đảm thông thoáng, ánh sáng từ 150 lux trở lên;
đ) Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập; có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế;
e) Có bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện các đối tượng không được tham gia tập luyện, trang phục, thiết bị khi tham gia tập luyện, các biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện.
...
3. Hoạt động biểu diễn môn Patin phải thực hiện theo quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này.
Theo đó, hoạt động biểu diễn môn Patin phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Bề mặt sân bằng phẳng, dốc trượt và mô hình chướng ngại vật phải nhẵn, không trơn trượt; đối với dốc trượt, mô hình chướng ngại vật và các góc cạnh phải được xử lý đúng kỹ thuật thiết kế chuyên dùng và được trang bị bảo hiểm để bảo đảm an toàn, không gây nguy hiểm cho người tập luyện;
- Khoảng cách từ mặt sàn đến trần nhà: Đối với sân bằng phẳng, khoảng cách từ mặt sân đến trần nhà ít nhất là 3,5m. Đối với sân có dốc trượt và mô hình chướng ngại vật, khoảng cách từ đỉnh dốc điểm cao nhất của chướng ngại vật đến trần nhà ít nhất là 04m;
- Không gian tập luyện phải bảo đảm thông thoáng, ánh sáng từ 150 lux trở lên;
- Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập; có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế;
- Có bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện các đối tượng không được tham gia tập luyện, trang phục, thiết bị khi tham gia tập luyện, các biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện.
Trang thiết bị khi biểu diễn môn Patin cần đáp ứng những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Trang thiết bị khi biểu diễn môn Patin cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 20/2018/TT-BVHTTDL quy định về trang thiết bị tập luyện và biểu diễn môn Patin như sau:
Trang thiết bị
1. Trang thiết bị tập luyện và biểu diễn
a) Tấm lót khuỷu tay;
b) Tấm lót đầu gối;
c) Mũ đội đầu;
d) Giày trượt phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Thân giày chắc chắn, ôm chân, không lỏng lẻo, không bị nghiêng, vẹo quá 45°, có khóa chắc chắn, lót trong của giày phải êm, thông thoáng;
- Bánh xe cao su, có độ đàn hồi, 02 vòng bi cho một bánh xe với vòng đệm ở giữa, không sử dụng loại một trục;
- Khung đỡ và lắp bánh của giày (Frames): Bằng hợp kim nhôm (Alu) có độ cứng trên 5000, có độ dày không nhỏ hơn 01 mm hoặc bằng nhựa có độ dày không nhỏ hơn 02 mm.
...
Theo quy định trên, trang thiết bị biểu diễn môn Patin gồm có:
- Tấm lót khuỷu tay;
- Tấm lót đầu gối;
- Mũ đội đầu;
- Giày trượt phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
+ Thân giày chắc chắn, ôm chân, không lỏng lẻo, không bị nghiêng, vẹo quá 45°, có khóa chắc chắn, lót trong của giày phải êm, thông thoáng;
+ Bánh xe cao su, có độ đàn hồi, 02 vòng bi cho một bánh xe với vòng đệm ở giữa, không sử dụng loại một trục;
+ Khung đỡ và lắp bánh của giày (Frames): Bằng hợp kim nhôm (Alu) có độ cứng trên 5000, có độ dày không nhỏ hơn 01 mm hoặc bằng nhựa có độ dày không nhỏ hơn 02 mm.
Cơ quan nào có quyền thanh tra tổ chức hoạt động biểu diễn môn Patin?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 20/2018/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Cơ quan Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành thanh tra, xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Thông tư này.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Theo quy định trên, cơ quan Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành thanh tra, xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức khi tổ chức hoạt động biểu diễn môn Patin hay khi có vi phạm các quy định tại Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?