Trang phục thường dùng của công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân gồm những gì theo Thông tư 03?
Trang phục thường dùng của công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân gồm những gì theo Thông tư 03?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 03/2024/TT-VKSTC có quy định như sau:
Trang phục
1. Trang phục gồm: Trang phục thường dùng và lễ phục.
2. Trang phục thường dùng gồm: Quần, áo xuân hè; quần, áo thu đông; áo khoác chống rét; áo sơ mi dài tay; mũ kêpi; cà vạt; thắt lưng; giày da; bít tất; dép quai hậu; áo mưa; cặp đựng tài liệu; phù hiệu Viện kiểm sát nhân dân, bộ phù hiệu gắn trên ve áo, bộ cấp hiệu gắn trên vai áo, biển tên theo quy định của pháp luật.
3. Lễ phục gồm: Quần áo lễ phục mùa hè, quần áo lễ phục mùa đông, áo sơ mi dài tay lễ phục mùa đông, mũ kêpi, bộ cành tùng đơn gắn trên ve áo lễ phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển tên, cuống đeo huân chương theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trang phục thường dùng của công chức viên chức ngành Kiểm sát viên bao gồm:
- Quần, áo xuân hè;
- Quần, áo thu đông;
- Áo khoác chống rét; áo sơ mi dài tay;
- Mũ kêpi;
- Cà vạt;
- Thắt lưng;
- Giày da;
- Bít tất;
- Dép quai hậu;
- Áo mưa;
- Cặp đựng tài liệu;
- Phù hiệu Viện kiểm sát nhân dân, bộ phù hiệu gắn trên ve áo, bộ cấp hiệu gắn trên vai áo, biển tên theo quy định của pháp luật.
Trang phục thường dùng của công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân gồm những gì theo Thông tư 03? (Hình từ Internet)
Công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân sử dụng trang phục thường dùng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 03/2024/TT-VKSTC có quy định về việv sử dụng trang phục thường dùng của công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
Theo đó, công chức viên chức, người lao động trong giờ làm việc hoặc khi thực hiện nhiệm vụ phải sử dụng trang phục ngành Kiểm sát nhân dân đồng bộ, thống nhất như sau:
(1) Mùa hè: Mặc quần áo xuân hè, áo để ngoài quần, đeo phù hiệu, cấp hiệu, đeo biển tên ở ngực áo bên phải và mang giày, bít tất hoặc dép quai hậu được cấp.
Mùa đông: Mặc quần áo thu đông, áo sơ mi phải để trong quần, đeo thắt lưng, thắt cà vạt, đeo phù hiệu, cấp hiệu, đeo biển tên ở ngực áo bên phải và mang giày, bít tất được cấp theo đúng quy định.
(2) Công chức viên chức, người lao động công tác tại các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra phía Bắc sử dụng trang phục theo mùa: Mặc trang phục xuân hè từ ngày 01 tháng 4 đến hết ngày 31 tháng 10 hàng năm, mặc trang phục thu đông từ ngày 01 tháng 11 năm trước đến hết ngày 31 tháng 3 năm sau. Công chức, viên chức, người lao động các đơn vị từ thành phố Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam mặc trang phục xuân hè.
(3) Trong thời gian giao mùa giữa mùa hè và mùa đông, 15 ngày trước và sau ngày 01/4 và 01/11 hàng năm, việc mặc trang phục thu đông hoặc xuân hè do Thủ trưởng cơ quan quyết định.
Ngoài khoảng thời gian nêu trên, những địa phương có thời tiết trong ngày khác nhau, căn cứ dự báo thời tiết của cơ quan khí tượng thủy văn, nếu nhiệt độ trong ngày dưới 20°C thì mặc trang phục thu đông, nếu nhiệt độ từ 20°C trở lên thì mặc trang phục xuân hè; khi sinh hoạt tập trung (tham dự hội nghị, cuộc họp...) việc thống nhất mặc trang phục xuân hè hoặc thu đông do Thủ trưởng cơ quan quyết định.
Các hoạt động công tác của Viện kiểm sát nhân dân được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định như sau:
Theo đó, các hoạt động công tác của Viện kiểm sát nhân dân được quy định như sau:
(1) Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố bằng các công tác sau đây:
- Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm;
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự;
- Điều tra một số loại tội phạm;
- Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.
(2) Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác sau đây:
- Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
- Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố;
- Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự;
- Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;
- Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;
- Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
- Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền;
- Kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp.
(3) Các công tác khác của Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
- Thống kê tội phạm; xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế và các công tác khác để xây dựng Viện kiểm sát nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Thông báo hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán? Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng của bên bán?
- Mẫu Giấy đề nghị thanh toán làm thêm giờ dành cho người lao động? Tiền lương làm thêm giờ ít nhất vào ngày thường là bao nhiêu?
- Tái định cư tại chỗ là gì theo Nghị định 98? Chủ sở hữu căn hộ chung cư không có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì thực hiện thế nào?
- Mức lệ phí cấp giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo Thông tư 57? Hồ sơ giấy tờ gồm những gì?
- Trạm giám sát biến đổi khí hậu là gì? Xây dựng, quản lý, khai thác trạm giám sát biến đổi khí hậu có phải là nội dung giám sát biến đổi khí hậu?