Trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất bao gồm hạng mục gì? Tổ chức thực hiện di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc bao gồm những bước nào?
Trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất bao gồm hạng mục gì?
Theo Điều 3 Thông tư 05/2024/TT-BTNMT quy định về giải thích thuật ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất bao gồm một hoặc một số các hạng mục kỹ thuật sau: điểm quan trắc, công trình quan trắc, nhà trạm, hệ thống bảo vệ công trình, hành lang an toàn kỹ thuật, các công trình phụ trợ khác tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và diện tích đất xây dựng các công trình.
Như vậy, Trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất bao gồm một hoặc một số các hạng mục kỹ thuật sau:
- Điểm quan trắc,
- Công trình quan trắc,
- Nhà trạm,
- Hệ thống bảo vệ công trình,
- Hành lang an toàn kỹ thuật,
- Các công trình phụ trợ khác tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và diện tích đất xây dựng các công trình.
Trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất bao gồm hạng mục gì? Tổ chức thực hiện di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc bao gồm những bước nào? (hình từ internet)
Các trường hợp nào phải di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất?
Theo Điều 6 Thông tư 05/2024/TT-BTNMT quy định về các trường hợp phải di chuyển, thay đổi vị trí như sau:
Các trường hợp phải di chuyển, thay đổi vị trí
1. Có quyết định thu hồi đất phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong đó có thu hồi diện tích đất xây dựng trạm quan trắc.
2. Trạm quan trắc bị hư hỏng không thể khắc phục sửa chữa để đáp ứng mục đích quan trắc.
3. Do các tác động tự nhiên, hoạt động kinh tế - xã hội dẫn đến trạm quan trắc không còn đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ thiết kế.
Như vậy có 3 trường hợp sau phải di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất:
- Có quyết định thu hồi đất phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong đó có thu hồi diện tích đất xây dựng trạm quan trắc.
- Trạm quan trắc bị hư hỏng không thể khắc phục sửa chữa để đáp ứng mục đích quan trắc.
- Do các tác động tự nhiên, hoạt động kinh tế - xã hội dẫn đến trạm quan trắc không còn đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ thiết kế.
Tổ chức thực hiện di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc bao gồm những bước nào?
Theo Điều 8 Thông tư 05/2024/TT-BTNMT quy định về tổ chức thực hiện di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc như sau:
Tổ chức thực hiện di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc
1. Khảo sát, lập báo cáo kết quả khảo sát:
a) Thu thập, phân tích, xử lý thông tin: Điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, quy hoạch tỉnh; đặc điểm khí tượng thủy văn, địa chất thủy văn, các yếu tố tác động đến tài nguyên nước dưới đất tại vị trí dự kiến xây dựng;
b) Khảo sát điều kiện xây dựng: khảo sát hiện trạng sử dụng đất, mặt bằng, điều kiện thi công; xin ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng đất để xây dựng; đo đạc chi tiết vị trí dự kiến xây dựng;
c) Lập báo cáo kết quả khảo sát.
2. Lập báo cáo, dự toán kinh phí, kế hoạch di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chuẩn bị mặt bằng; thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng đối với trường hợp có thu hồi đất để xây dựng trạm.
4. Tổ chức thi công xây dựng.
5. Thực hiện lắp đặt thiết bị quan trắc; vận hành thử nghiệm, thời gian không ít hơn ba (03) tháng liên tục; lập báo đánh giá kết quả quan trắc và vận hành thử nghiệm; kết nối, cập nhật thông tin, dữ liệu trạm quan trắc vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước. Đối với trường hợp giếng quan trắc không sử dụng thì phải thực hiện trám lấp theo quy định.
6. Lập phương án đưa trạm vào vận hành, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
7. Nghiệm thu công trình, thiết bị và tổ chức bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành.
8. Lập hồ sơ quy định tại Điều 9 của Thông tư này gửi cơ quan có thẩm quyền và đơn vị vận hành.
Như vậy, việc tổ chức thực hiện di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc bao gồm những bước sau:
Bước 1: Khảo sát, lập báo cáo kết quả khảo sát
Bước 2: Lập báo cáo, dự toán kinh phí, kế hoạch di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 3: Chuẩn bị mặt bằng; thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng đối với trường hợp có thu hồi đất để xây dựng trạm.
Bước 4: Tổ chức thi công xây dựng.
Bước 5: Thực hiện lắp đặt thiết bị quan trắc; vận hành thử nghiệm, thời gian không ít hơn ba (03) tháng liên tục; lập báo đánh giá kết quả quan trắc và vận hành thử nghiệm; kết nối, cập nhật thông tin, dữ liệu trạm quan trắc vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước. Đối với trường hợp giếng quan trắc không sử dụng thì phải thực hiện trám lấp theo quy định.
Bước 6: Lập phương án đưa trạm vào vận hành, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 7: Nghiệm thu công trình, thiết bị và tổ chức bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành.
Bước 8: Lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền và đơn vị vận hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?