Trạm nén CNG là gì? Trạm nén CNG có cần phải được cho phép đầu tư xây dựng hay không theo quy định?
Trạm nén CNG là gì?
Tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2018/NĐ-CP thì khí thiên nhiên nén là sản phẩm hydrocabon ở thể khí được nén ở áp suất cao (200 đến 250 bar), có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hóa học: CH4 tên tiếng Anh: Compressed Natural Gas (viết tắt là CNG).
Tại khoản 18 Điều 3 Nghị định 87/2018/NĐ-CP thì trạm nén CNG là trạm sử dụng máy nén chuyên dùng để nén CNG vào các bồn chứa CNG
Trạm nén CNG là gì? Trạm nén CNG có cần phải được cho phép đầu tư xây dựng hay không theo quy định? (Hình từ Internet)
Trạm nén CNG có cần phải được cho phép đầu tư xây dựng không?
Trạm nén CNG có cần phải được cho phép đầu tư xây dựng không, thì căn cứ tại Điều 13 Nghị định 87/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện đối với trạm nén CNG
1. Trạm nén CNG phải thuộc thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Trạm nén phải được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng.
3. Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Trạm nén CNG phải được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng.
Thương nhân có trạm nén CNG cần xây dựng chương trình quản lý an toàn không?
Thương nhân có trạm nén CNG cần xây dựng chương trình quản lý an toàn không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 87/2018/NĐ-CP như sau:
Quy định chung về an toàn đối với cơ sở kinh doanh khí
1. Thương nhân sản xuất, chế biến; thương nhân xuất, nhập khẩu; thương nhân kinh doanh mua bán khí; thương nhân sản xuất, sửa chữa chai LPG, chai LPG mini; trạm nạp, trạm cấp, trạm nén khí; thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê bồn, kho chứa LPG chai, kinh doanh dịch vụ cho thuê phương tiện vận tải phải xây dựng chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trình cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Trường hợp cơ sở kinh doanh khí bao gồm nhà xưởng sản xuất, chế biến, cảng xuất nhập, kho chứa, trạm nạp, trạm cấp liền kề nhau và cùng một chủ sở hữu thì Chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được lập chung cho cơ sở.
2. Hàng năm, các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện diễn tập các phương án trong kế hoạch ứng cứu khẩn cấp đã được chấp thuận.
3. Phải có đầy đủ quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố và quy định về an toàn được lãnh đạo cơ sở phê duyệt.
4. Các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định.
5. Phương tiện, thiết bị đo lường phải được kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường.
6. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các thiết bị, công trình đến hàng rào ranh giới của cơ sở hoặc những nơi cần bảo vệ theo quy định.
7. Đảm bảo các quy định về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
8. Những người có liên quan đến việc quản lý, người lao động làm việc tại cơ sở kinh doanh khí, kể cả người điều khiển phương tiện vận chuyển khí phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn.
9. Định kỳ hàng năm cơ sở kinh doanh khí tự tổ chức huấn luyện hoặc thuê tổ chức huấn luyện thực hiện việc huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người lao động.
10. Bộ Công Thương quy định chương trình, nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn trong hoạt động kinh doanh khí.
11. Sở Công Thương kiểm tra việc thực hiện huấn luyện về kỹ thuật an toàn của các cơ sở kinh doanh khí.
Như vậy, theo quy định trên thì thương nhân có trạm nén CNG phải xây dựng chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trình cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Thương nhân có trạm nén CNG có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Tại Điều 31 Nghị định 87/2018/NĐ-CP thì thương nhân có trạm nén CNG có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Thứ nhất là không mua CNG không có nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường hoặc nhập lậu để bán cho khách hàng.
- Thứ hai là chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng CNG bán cho khách hàng.
- Thứ ba là tuân thủ các quy định về quản lý an toàn, phòng cháy và chữa cháy, quản lý đo lường, chất lượng trong hoạt động kinh doanh khí quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
- Thứ tư là phải định kỳ tổ chức huấn luyện về kỹ thuật an toàn cho người lao động tại trạm nạp theo quy định.
- Thứ năm là thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các thiết bị của trạm nén đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động của trạm.
- Cuối cùng là phải xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm khí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?