Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc thông báo nhiễm HIV/AIDS nhưng chưa được điều trị thì cơ sở phải giải quyết như thế nào?
- Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc thông báo nhiễm HIV/AIDS nhưng chưa được điều trị thì cơ sở phải giải quyết như thế nào?
- Tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục bắt buộc được thực hiện bao nhiêu lâu một lần?
- Tư vấn, xét nghiệm HIV cho trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc được quy định như thế nào?
Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc thông báo nhiễm HIV/AIDS nhưng chưa được điều trị thì cơ sở phải giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2015/TTLT-BCA-BQP-BYT quy định như sau:
Khám, phân loại sức khỏe
...
3. Trường hợp đối tượng quản lý thông báo đã nhiễm HIV nhưng chưa được điều trị HIV/AIDS:
a) Cơ sở quản lý có công văn gửi Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh nơi đối tượng quản lý đăng ký thường trú để đề nghị xác định tình trạng nhiễm HIV của đối tượng quản lý;
b) Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn của cơ sở quản lý, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh có trách nhiệm gửi cơ sở quản lý công văn xác định tình trạng nhiễm HIV của đối tượng quản lý;
c) Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn trả lời của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh, cơ sở quản lý có trách nhiệm:
- Lập hồ sơ điều trị HIV/AIDS cho đối tượng quản lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 và điều trị HIV/AIDS cho đối tượng quản lý đủ tiêu chuẩn điều trị theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch này;
- Quản lý điều trị cho đối tượng quản lý nhiễm HIV chưa đủ tiêu chuẩn điều trị theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 32/2013/TT-BYT;
- Tư vấn, xét nghiệm HIV cho đối tượng quản lý theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch này đối với các trường hợp Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh không xác định được tình trạng nhiễm HIV.
Như vậy trường hợp trại viên thông báo mình nhiễm HIV/AIDS mà chưa được điều trị thì cơ sở giáo dục bắt buộc phải:
- Có công văn gửi Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh nơi trại viên đăng ký thường trú để đề nghị xác định tình trạng nhiễm HIV của trại viên;
- Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn của cơ sở quản lý, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh có trách nhiệm gửi cơ sở giáo dục bắt buộc công văn xác định tình trạng nhiễm HIV của trại viên;
- Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn trả lời của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh, cơ sở giáo dục bắt buộc phải có trách nhiệm theo quy định tại điểm c Điều 5 Thông tư này.
Cơ sở giáo dục bắt buộc (Hình từ Internet)
Tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục bắt buộc được thực hiện bao nhiêu lâu một lần?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2015/TTLT-BCA-BQP-BYT quy định như sau:
Tuyên truyền, giáo dục và tư vấn dự phòng lây nhiễm HIV
1. Biện pháp truyền thông:
a) Thực hiện truyền thông nhóm về phòng, chống HIV/AIDS mỗi năm 02 lần cho các đối tượng do cơ sở quản lý đang quản lý. Trường hợp cơ sở quản lý có nhiều phân trại, phân khu thì mỗi phân trại, phân khu phải tổ chức truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS tối thiểu mỗi năm 01 lần;
b) Phát thanh thông tin về phòng, chống HIV/AIDS trên hệ thống truyền thanh của cơ sở quản lý theo định kỳ 02 tuần/lần;
c) Đưa nội dung kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình giáo dục thường xuyên của cơ sở quản lý;
d) Cơ sở quản lý có thể thành lập các nhóm tuyên truyền viên đồng đẳng theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS với nòng cốt là các đối tượng quản lý được lựa chọn, đào tạo để tham gia tuyên truyền, giáo dục cho các đối tượng quản lý khác về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV, các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và các nội dung phòng, chống HIV/AIDS khác liên quan;
đ) Các biện pháp truyền thông khác phù hợp với tình hình, đặc điểm của cơ sở quản lý.
...
Như vậy việc thực hiện truyền thông nhóm về phòng, chống HIV/AIDS mỗi năm 02 lần cho các trại viên do cơ sở giáo dục bắt buộc đang quản lý.
Phát thanh thông tin về phòng, chống HIV/AIDS trên hệ thống truyền thanh của cơ sở giáo dục bắt buộc theo định kỳ 02 tuần/lần.
Ngoài ra còn đưa nội dung kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình giáo dục thường xuyên của cơ sở giáo dục bắt buộc.
Tư vấn, xét nghiệm HIV cho trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư liên tịch 02/2015/TTLT-BCA-BQP-BYT quy định như sau:
Tư vấn, xét nghiệm HIV
1. Trường hợp cơ sở quản lý đáp ứng đủ điều kiện thực hiện tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Quyết định số 647/QĐ-BYT ngày 22 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện (gọi tắt là Quyết định số 647/QĐ-BYT) thì việc tư vấn, xét nghiệm HIV cho đối tượng quản lý được thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Quyết định số 647/QĐ-BYT.
2. Trường hợp cơ sở quản lý đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 9 nhưng chưa đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 10 Quyết định số 647/QĐ-BYT thì việc xét nghiệm HIV cho đối tượng quản lý được thực hiện như sau:
a) Gửi công văn kèm theo danh sách đối tượng quản lý cần được xét nghiệm HIV đến Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh nơi cơ sở quản lý đặt trụ sở đề nghị phối hợp xét nghiệm HIV cho đối tượng quản lý;
b) Trong thời gian 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ sở quản lý, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với cơ sở quản lý trong việc lập kế hoạch lấy mẫu và làm xét nghiệm HIV cho đối tượng quản lý.
3. Trường hợp cơ sở quản lý chưa đủ điều kiện thực hiện tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Quyết định số 647/QĐ-BYT, việc tư vấn và xét nghiệm HIV cho đối tượng thực hiện như sau:
a) Gửi công văn kèm theo danh sách đối tượng quản lý cần được tư vấn, xét nghiệm HIV đến Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh nơi cơ sở quản lý đặt trụ sở đề nghị phối hợp tư vấn, xét nghiệm HIV cho đối tượng quản lý;
b) Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ sở quản lý, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với cơ sở quản lý trong việc lập kế hoạch tư vấn, lấy mẫu và làm xét nghiệm HIV cho đối tượng quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?