Trái phiếu quốc tế là gì? Đề án phát hành trái phiếu quốc tế phải bao gồm những nội dung cơ bản nào?
Trái phiếu quốc tế là gì?
Theo khoản 16 Điều 2 Nghị định 53/2009/NĐ-CP quy định về trái phiếu quốc tế như sau:
Trái phiếu quốc tế: là chứng chỉ vay nợ có mệnh giá, có thời hạn, có lãi, do Chính phủ hoặc các doanh nghiệp của Việt Nam phát hành để vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế.
Trái phiếu quốc tế được điều chỉnh trong Nghị định này gồm:
a) Trái phiếu Chính phủ: là trái phiếu quốc tế do Chính phủ ủy quyền cho Bộ Tài chính phát hành.
b) Trái phiếu doanh nghiệp: là trái phiếu quốc tế do các doanh nghiệp Việt Nam tự phát hành có hoặc không có bảo lãnh Chính phủ.
Theo quy định trên, trái phiếu quốc tế là chứng chỉ vay nợ có mệnh giá, có thời hạn, có lãi, do Chính phủ hoặc các doanh nghiệp của Việt Nam phát hành để vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế.
Tải về mẫu đơn đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế mới nhất 2023: Tại Đây
Trái phiếu quốc tế là gì? Đề án phát hành trái phiếu quốc tế phải bao gồm những nội dung cơ bản nào? (Hình từ Internet)
Đề án phát hành trái phiếu quốc tế phải bao gồm những nội dung cơ bản nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 53/2009/NĐ-CP quy định về đề án phát hành trái phiếu như sau:
Đề án phát hành trái phiếu
1. Đề án phát hành trái phiếu là tài liệu do Người phát hành chuẩn bị để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đề án phát hành bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích phát hành và mục đích sử dụng vốn phát hành;
b) Các căn cứ pháp lý để phát hành (Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển, Quyết định phê duyệt đầu tư của cấp có thẩm quyền …);
c) Dự kiến khối lượng, cơ cấu, thời hạn trái phiếu, loại tiền phát hành và hình thức phát hành;
d) Phân tích điều kiện thị trường quốc tế để xác định lãi suất dự kiến cho trái phiếu phát hành;
đ) Dự kiến phương thức lựa chọn tổ hợp bảo lãnh phát hành, tư vấn pháp lý, các đại lý liên quan và kế hoạch phát hành;
e) Phương án sử dụng nguồn vốn, quản lý dòng tiền và xử lý các rủi ro tài chính, phương án thanh toán nợ trái phiếu.
Theo đó, đề án phát hành trái phiếu quốc tế là tài liệu do Người phát hành chuẩn bị để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Và đề án gồm những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 3 nêu trên.
Hồ sơ phát hành trái phiếu quốc tế gồm những tài liệu nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 53/2009/NĐ-CP về hồ sơ phát hành như sau:
Hồ sơ phát hành
1. Hồ sơ phát hành là các tài liệu pháp lý do Người phát hành phối hợp cùng Người bảo lãnh chính, các tư vấn pháp lý chuẩn bị theo quy định của luật pháp quốc tế.
2. Hồ sơ phát hành bao gồm các tài liệu cơ bản sau:
a) Bản cáo bạch;
b) Hợp đồng bảo lãnh phát hành;
c) Hợp đồng mua bán trái phiếu;
d) Hợp đồng tư vấn pháp lý;
đ) Ý kiến pháp lý;
e) Các thỏa thuận đại lý.
Theo quy định trên, hồ sơ phát hành trái phiếu quốc tế gồm bản cáo bạch; hợp đồng bảo lãnh phát hành; hợp đồng mua bán trái phiếu; hợp đồng tư vấn pháp lý; ý kiến pháp lý và các thỏa thuận đại lý.
Trái phiếu quốc tế được phát hành dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 53/2009/NĐ-CP quy định về nguyên tắc phát hành như sau:
Nguyên tắc phát hành
1. Chính phủ chỉ phát hành trái phiếu quốc tế để huy động vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm của quốc gia, các dự án đầu tư có hiệu quả, có khả năng trả nợ. Việc phát hành trái phiếu để cơ cấu lại danh mục nợ cần có phương án rõ ràng, bảo đảm hiệu quả hơn so với danh mục nợ hiện tại.
2. Việc phát hành chỉ thực hiện khi điều kiện thị trường quốc tế thuận lợi, bảo đảm thành công với chi phí hợp lý.
3. Các doanh nghiệp trực tiếp phát hành trái phiếu quốc tế phải tuân thủ nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động được từ phát hành.
4. Việc phát hành phải tuân thủ các quy định về quản lý nợ nước ngoài, quản lý ngoại hối theo pháp luật hiện hành và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Như vậy, trái phiếu quốc tế được phát hành dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc việc phát hành trái phiếu quốc tế chỉ thực hiện khi điều kiện thị trường quốc tế thuận lợi, bảo đảm thành công với chi phí hợp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?