Trách nhiệm thu giữ tiền giả thuộc về cơ quan nào? Việc thu giữ tiền giả được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Trách nhiệm thu giữ tiền giả thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về trách nhiệm thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả như sau:
Trách nhiệm thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả
1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh), Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là Sở Giao dịch), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi phát hiện tiền giả trong giao dịch tiền mặt với khách hàng phải thu giữ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này; khi phát hiện tiền nghi giả phải tạm thu giữ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả phải được tập huấn kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tiền.
Người làm công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả của Ngân hàng Nhà nước phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định tiền.
3. Nghiêm cấm hành vi trả lại tiền giả, tiền nghi giả cho khách hàng.
Theo đó, ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh), Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là Sở Giao dịch), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi phát hiện tiền giả trong giao dịch tiền mặt với khách hàng phải thu giữ.
Người làm công tác thu giữ tiền giả phải được tập huấn kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tiền.
Người làm công tác giám định tiền giả của Ngân hàng Nhà nước phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định tiền.
Đặc biệt nghiêm cấm hành vi trả lại tiền giả cho khách hàng.
Thu giữ tiền giả (Hình từ Internet)
Việc thu giữ tiền giả được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 28/2013/TT-NHNN về thu giữ tiền giả như sau:
Thu giữ tiền giả
1. Trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối chiếu với đặc điểm bảo an của tiền mẫu (hoặc tiền thật) cùng loại, thông báo về đặc điểm nhận biết tiền giả của Ngân hàng Nhà nước (hoặc Bộ Công an) và xử lý như sau:
a) Trường hợp khẳng định là loại tiền giả đã được Ngân hàng Nhà nước (hoặc Bộ Công an) thông báo bằng văn bản, phải lập biên bản (theo Phụ lục số 1), thu giữ, đóng dấu và bấm lỗ tiền giả. Việc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
b) Trường hợp xác định là tiền giả loại mới, phải lập biên bản (theo Phụ lục số 1) và thu giữ nhưng không đóng dấu, bấm lỗ tiền giả.
Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày thu giữ tiền giả loại mới, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở giao dịch phải thông báo bằng văn bản cho Cục Phát hành và Kho quỹ; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở Giao dịch.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo kịp thời cho cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp, xử lý khi phát hiện một trong các trường hợp sau:
a) Có dấu hiệu nghi vấn tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.
b) Tiền giả loại mới.
c) Có 5 tờ tiền giả (hoặc 5 miếng tiền kim loại giả) hoặc nhiều hơn trong một giao dịch.
d) Khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả.
3. Trong quá trình kiểm đếm, phân loại, tuyển chọn tiền sau khi giao nhận tiền mặt theo bó, túi nguyên niêm phong trong ngành ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi phát hiện tiền giả, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý như đối với tiền giả phát hiện trong giao dịch tiền mặt quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối chiếu với đặc điểm bảo an của tiền mẫu (hoặc tiền thật) cùng loại, thông báo về đặc điểm nhận biết tiền giả của Ngân hàng Nhà nước (hoặc Bộ Công an).
Trường hợp khẳng định là loại tiền giả đã được Ngân hàng Nhà nước (hoặc Bộ Công an) thông báo bằng văn bản, phải lập biên bản, thu giữ, đóng dấu và bấm lỗ tiền giả.
Trường hợp xác định là tiền giả loại mới, phải lập biên bản và thu giữ nhưng không đóng dấu, bấm lỗ tiền giả.
Việc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả được thực hiện theo quy chuẩn thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về đóng dấu, bấm lỗ tiền giả như sau:
Đóng dấu, bấm lỗ tiền giả
1. Dấu tiền giả:
Dấu tiền giả hình chữ nhật; kích thước: 60mm x 20mm; phần tên đơn vị: 60mm x 7mm, phần chữ “TIỀN GIẢ”: 60mm x 13mm. Dấu tiền giả sử dụng mực màu đỏ, khó phai.
(Tên đơn vị)
TIỀN GIẢ
2. Cách thức đóng dấu, bấm lỗ tiền giả:
Đóng dấu “tiền giả” lên 2 mặt của tờ tiền giả, mỗi mặt đóng một lần và bấm 4 lỗ trên tờ tiền giả (mỗi cạnh chiều dài tờ tiền giả bấm 2 lỗ tròn cân đối bằng dụng cụ bấm lỗ tài liệu dùng cho văn phòng).
Như vậy, cách thức đóng dấu là đóng dấu “tiền giả” lên 2 mặt của tờ tiền giả, mỗi mặt đóng một lần và bấm 4 lỗ trên tờ tiền giả (mỗi cạnh chiều dài tờ tiền giả bấm 2 lỗ tròn cân đối bằng dụng cụ bấm lỗ tài liệu dùng cho văn phòng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?