Trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục của xã. Thẩm quyền xử phạt của xã về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục được pháp luật quy định như thế nào?
Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp xã trong lĩnh vực giáo dục
Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp xã được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 127/2018/NĐ-CP như sau:
- Xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp xã duyệt kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương khi được phê duyệt.
- Đầu tư hoặc tham gia đầu tư xây dựng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trung tâm học tập cộng đồng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện; phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng trường chuẩn quốc gia, kế hoạch sử dụng đất dành cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
- Quản lý trung tâm học tập cộng đồng; phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp học cao nhất là trung học cơ sở; huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục trên địa bàn xã, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, vận động nhân dân chăm lo cho giáo dục, phối hợp với nhà trường chăm lo giáo dục con em thực hiện nếp sống văn hóa mới, tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các công trình văn hóa, các công trình dành cho hoạt động học tập, vui chơi của học sinh.
- Kiểm tra điều kiện bảo đảm chất lượng chăm sóc, giáo dục của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn. Chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động giáo dục thuộc phạm vi quản lý.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Điều 11 Nghị định 127/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
- Cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động giáo dục, giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập theo quy định.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức đăng ký, huy động tối đa người trong độ tuổi đi học để bảo đảm phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, tạo điều kiện cho mọi người được học tập suốt đời.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền được giao theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục
Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giáo dục của Chủ tịch UBND cấp xã
Về thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giáo dục của Chủ tịch UBND cấp xã tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 04/2021/NĐ-CP (được sử đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục như sau:
“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn (cấp xã) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
Dẫn chiếu đến điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Điều 29 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Điều 14 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về trách nhiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính như sau:
- Cá nhân, tổ chức phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Các tổ chức có nhiệm vụ giáo dục thành viên thuộc tổ chức mình về ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, quy tắc của cuộc sống xã hội, kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện gây ra vi phạm hành chính trong tổ chức mình.
- Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, tố cáo và đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?