Tôi có thắc mắc về vật chứng trong tố tụng hình sự mong sớm được giải đáp. Gần đây, mọi người xôn xao một vụ án đã phải tái xử nhiều lần vì viện kiểm sát đã tự ý mua vật chứng bổ sung vào. Điều này làm sai phạm tới diễn biến vụ án khiến cho vụ án được đưa ra xét xử rất nhiều lần. Để hạn chế được tình trạng sai phạm này, pháp luật Việt Nam có quy định về niêm phong vật chứng không? Nếu có thì quy trình niêm phong vật chứng được diễn ra như thế nào? Cảm ơn vì đã giải đáp thắc mắc của tôi.
Tôi có thắc mắc mong được giải đáp về vật chứng trong tố tụng hình sự. Sau khi một vụ án hình sự được xử lý xong thì những vật chứng của vụ án đó có được lưu lại không? Vật chứng đó sẽ được bảo quản như thế nào? Sau khi kết thúc quá trình tố tụng thì sẽ xử lý vật chứng đó ra sao?
Mình có thắc mắc liên quan đến vấn đề về án treo. Anh của mình có đánh người gây thương tích bị kết án tù nhưng cho hưởng án treo. Bây giờ là mà mọi người đi bầu cử nên mình khá băn khoăn rằng không biết anh mình có được đi bầu cử hay không. Vậy trường hợp của anh mình có được đi bầu cử, ghi tên vào danh sách cử tri không? Mong sớm được giải đáp thắc mắc.
Tôi có thắc mắc liên quan tới vấn đề chứng cứ. Tôi cho mượn 50 triệu đồng không viết biên nhận, chỉ có giấy nộp tiền vào tài khoản của bạn đó. Khi thỏa thuận miệng về thời gian trả, tôi đã bí mật ghi âm. Tôi xin hỏi thỏa thuận miệng có được pháp luật công nhận là chứng cứ rằng tôi đã cho bạn đó mượn tiền không? Mong sớm được giải đáp thắc mắc
Những năm gần đây voi, tê giác đang trên đà tuyệt chủng vì bị săn bắn trái phép để lấy ngà lấy sừng, hay gần đây nhất là vụ nuôi 17 cá thể hổ trái phép ở Nghệ An đe dọa đến sự tồn tại của các loài này. Tôi muốn hỏi với các hành vi như vậy sẽ bị pháp luật xử lý ra sao? Khi tịch thu đối với các cá thể còn sống thì nhà nước sẽ có hướng xử lý như thế nào?
Những năm thập niên 80 của thế kỷ XX ốc bươu vàng du nhập vào Việt Nam. Đến những năm 1994 đến lượt rùa tai đỏ du nhập vào nước ta và sau đó là hàng loạt các loài ngoại lai khác như tôm càng đỏ, rắn lục đuôi đỏ,.. trong số đó cá dọn bể, ốc bươu vàng có tốc độ sinh sản chóng mặt gây gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các loài bản địa. Tôi muốn hỏi có phải loài ngoại lai nào cũng là loài ngoại lai xâm hại không? Đối với hành vi phát tán loài ngoại lai xâm hại sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?
Trường hợp nào trả tự do cho người đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam hoặc người đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ? Em là sinh viên năm 2, muốn có một vài câu hỏi thắc mắc liên quan về tạm giam và tạm giữ. Em đã được nghe nói về tạm giam và tạm giữ, tuy nhiên, những điều em nghe được là việc áp dụng 2 biện pháp này cho những đối tượng cụ thể nào. Vậy trường hợp nào thì các đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam và biện pháp ngăn chặn tạm giữ được thả tự do?
Nếu vi phạm tội cướp giật tài sản thì có bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam không? Con trai tôi vừa có lệnh bắt tạm giam về tội cướp giật tài sản. Nhưng tôi có nghe nói rằng nếu con tôi phạm tội ít nghiêm trọng thì không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Tôi rất lo cho con tôi khi nó bị tạm giam như vậy. Vậy nên, tôi có thắc mắc rằng tội của con tôi có được xem là tội ít nghiêm trọng không? Và nếu con tôi phạm tội ít nghiêm trọng như vậy thì cơ quan chức năng có áp dụng nhầm biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với con tôi không? Mong sớm được giải đáp thắc mắc
Tôi có thắc mắc liên quan về vấn đề tạm giam mong được sớm giải đáp. Em tôi có hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể hành vi vi phạm pháp luật của em tôi là trộm cắp tài sản. Tôi có đọc qua về Bộ luật Hình sự 2015 có quy định rằng tội của em tôi thuộc vào trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng. Thế nhưng em tôi lại bị cơ quan chức năng bắt tạm giam. Điều này khiến tôi băn khoăn và suy nghĩ khá nhiều không biết cơ quan chức năng có làm sai trình tự hay thủ tục gì không. Vậy nên tôi muốn hỏi rằng tạm giam có thể áp dụng đối với trường hợp là tội phạm ít nghiêm trọng được không? Cụ thể, trong trường hợp của em tôi có bị bắt tạm giam không? Cảm ơn vì đã giải đáp thắc mắc của tôi.
Bố tôi là phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại giam. Chỉ còn 3 tháng nữa là bố tôi sẽ được trả tự do sau khi đã chấp hành xong án phạt tù. Tôi muốn biết về việc tổ chức tái hòa nhập cộng đồng của trại giam. Cũng như muốn biết về những quy định trong công tác trả tự do cho phạm nhân của trại giam. Mong được giải đáp.
Thực hiện hành vi cướp tài sản và giết người khi mới 14 tuổi thì tổng hợp khung hình phạt cho 2 tội danh này là bao nhiêu năm tù? Xin chào, con trai tôi nay mới 14 tuổi vì nghe theo bạn bè xấu nên thằng bé đã cùng nhóm bạn của nó thực hiện hành vi cướp tài sản và giết người. Tôi thấy nhiều vụ án có hành vi tương tự thì khi tổng hợp mức án là tử hình. Vậy con tôi mới 14 tuổi thì nó sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù?
Nếu bị xúc phạm ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm trên Facebook thì có vi phạm pháp luật hình sự không? Chuyện là tôi và một người bạn đã chơi thân với nhau từ rất lâu nên chúng tôi hay chia sẻ các vấn đề cá nhân với nhau. Đến một ngày vì không hòa hợp trong chuyện làm ăn nên chúng tôi không còn chơi thân như trước, và người bạn đó đã mang những chuyện cá nhân riêng tư của tôi đăng tải lên Facebook. Điều đáng nói là người đó còn thêm bớt, bóp méo câu chuyện để xúc phạm và bôi nhọ danh dự của tôi. Vậy với hành vi xúc phạm người khác trên Facebook có thể bị phạt tù không?
Hành vi quay lén người khác rồi phát tán lên mạng sẽ bị xử phạt thế nào ạ? Tôi phát hiện ra có người đã quay lén tôi và người yêu khi đang ôm nhau ngủ, sau đó họ đã phát tán những đoạn clip đã quay được lên mạng xã hội. Tôi muốn biết nếu bị tố cáo về hành vi quay lén, người đó sẽ bị xử phạt như thế nào?
Tôi muốn biết là gây thương tích bao nhiêu thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự? Vì có xảy ra mâu thuẫn với hàng xóm nên tôi và người hàng xóm đó đã đánh nhau. Kết quả là anh ta bị tôi đấm dẫn đến chảy máu đầu và tỷ lệ thương tích là 8%. Anh ta đòi kiện tội ra tòa để bỏ tù tôi.
Nhà tôi ở gần con sông lớn, tôi thấy người ta sử dụng thuốc nổ, mìn, điện để đánh bắt tôm cá nói riêng và thủy sản nói chung làm chết hàng loạt. Cho tôi hỏi hành vi đó có bị pháp luật cấm không? Nếu có thì xử phạt ra sao?
Tôi muốn biết khi nào thì hành vi trốn thuế bị xử lý hình sự? Tôi xem nhiều tin tức trên mạng xã hội thấy có nhiều người có hành vi trốn thuế nhưng người thì bị phạt tù người thì bị phạt hành chính nên tối thắc mắc khi nào thì hành vi trốn thuế bị xử lý hình sự và trong trường hợp trốn thuế bị phạt hành chính như thế nào?
Tôi thấy có một số người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự nhưng lại trốn tránh. Xin cho hỏi hành vi trốn nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử lý thế nào? Đối tượng nào được hoãn, miễn nhập ngũ?
Xã hội ngày càng phát triển lớn mạnh, bên cạnh việc tích cực lạc quan còn có những vấn đề tiêu cực trong đời sống thường ngày, đặc biệt là vấn nạn bạo lực gia đình đang đe dọa đến tinh thần lẫn thể xác của những nạn nhân chưa ai biết tới. Vậy khi bị bạo lực gia đình chúng ta cần làm gì? Pháp luật quy định về mức xử phạt hành vi đó như thế nào?