Tôi là một công an của cơ quan điều tra. Tôi muốn hỏi có thể áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội bị nghi ngờ mắc bệnh tâm thần hay không? Vì chúng tôi nhận thấy người này có những biểu hiện không bình thường. Trong trường hợp phải đưa vào cơ sở tâm thần, pháp luật hiện nay quy định như thế nào? Nguyên tắc và kinh phí áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh ra sao?
Tôi là cán bộ quản lý trại giam. Tôi muốn hỏi trong trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù mà nhận thấy có dấu hiệu bệnh tâm thần thì có được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hay không? Nếu được, ai có thẩm quyền áp dụng? Vậy thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại của người đó sẽ được tính như thế nào? Trong trường hợp đang áp dụng bắt buộc chữa bệnh mà người đó trốn thoát hoặc chết đi thì coi như chấm dứt thời gian thi hành án phạt tù đúng không?
Tôi thấy có nhiều vụ án hình sự cơ quan công an thu giữ được vật chứng là động vật, thực vật của những tội phạm buôn lậu. Vậy những vật chứng như thế này sẽ được lưu giữ, bảo quản như thế nào? Nếu để trong kho vật chứng thì ai chăm sóc? Trường hợp muốn sử dụng những vật chứng đang được lưu giữ trong kho vật chứng thì phải thực hiện như thế nào? Kinh phí nâng cấp, sửa chữa kho vật chứng được lấy từ đâu?
Ông của bạn tôi năm nay đã hơn 70 tuổi. Hiện ông đang bị xét xử về tội cố ý gây thương tích. Lúc ông phạm tội thì ông chưa đủ 70 tuổi nhưng hiện tại thì ông đã hơn 70. Vậy cho tôi hỏi ông ấy có được áp dụng tình tiết giảm nhẹ hay không? Xin cảm ơn!
Tôi là cán bộ trong cơ quan điều tra các vụ án hình sự. Tôi nghe nói ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ điều tra, tôi và mọi người còn cần phải tuân thủ chế độ báo cáo về điều tra hình sự. Tôi muốn hỏi điều này có đúng hay không? Chế độ này áp dụng cho đối tượng nào? Nguyên tắc và hình thức thực hiện được quy định như thế nào? Có những loại báo cáo nào và cách thức thực hiện ra sao?
Công an huyện tôi muốn xây dựng một kho vật chứng để bảo quản, lưu giữ những vật chứng thu thập được nhằm phục vụ công tác điều tra. Tôi muốn hỏi hồ sơ, trình tự xin xây dựng mới một kho vật chứng như vậy có khó hay không? Kho vật chứng cần được bảo vệ 24/24 giờ trong ngày hay chỉ cần có lực lượng bảo vệ theo giờ hành chính? Vì tôi đang không có việc làm nên muốn xin làm bảo vệ kho vật chứng. Vui lòng cung cấp giúp tôi một số thông tin trên. Xin cảm ơn.
Tôi có một thắc mắc cần được trả lời, người nước ngoài khi vào lãnh thổ Việt Nam nhưng vẽ bản đồ Việt Nam một cách sai lệch, hoặc cố tình tuyên truyền sai về bản đồ, vi phạm bản đồ Việt Nam thì có bị trục xuất không? Tôi cảm ơn!
Mình cho thuê xe du lịch, làm nhỏ 1-2 xe. Cho thuê xe như vậy bình thường thì không sao nhưng có nhiều vấn đề ví dụ người thuê xe mang xe đi cầm cố... hoặc xảy ra tai nạn chẳng hạn thì giải quyết vấn đề có phức tạp không. Hy vọng được bạn hỗ trợ đầy đủ thông tin. Mình cảm ơn.
Tôi có thắc mắc cần được giải đáp, theo quy định thì một người có thể bị xử một lần nhiều tội hay không? Tổng hợp những tội đó cộng lại quá nhiều năm thì sao, ai là người có thẩm quyền tổng hợp hình phạt nếu bản án đã có hiệu lực? Tôi cảm ơn!
Theo tôi được biết, vật chứng sau khi được thu thập về sẽ được bảo quản trong kho vật chứng. Vậy việc bảo quản vật chứng được quy định cụ thể như thế nào? Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà làm mất mát, hư hỏng vật chứng thì phải xử lý ra sao? Vật chứng thu nhầm không liên quan đến vụ án thì xử lý như thế nào?
Tôi có đọc tin tức và biết được ngày 12/5/2022 TAND thành phố Hà Nội đưa ra xét xử vụ án "Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Health 2000 Canada; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đối với Cựu Thứ trưởng Bộ Y tế và 13 bị cáo khác liên quan. Tôi muốn biết các hình phạt mà các bị cáo trong vụ án này có thể phải đối diện là như thế nào? Xin cảm ơn!
Chú tôi đang đi đường thì bị một nhóm thanh niên hành hung để cướp tài sản; chú tôi đã bị đánh đến mức phải nghỉ việc 01 tháng để chữa trị. Chú tôi được bồi thường thiệt hại thế nào? hành vi trên có thể phạt tù nhóm thanh niên đó không?
Tôi muốn hỏi về nhiệm vụ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã và Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị khởi tố vụ án hình sự đối với tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự không? Mong được tư vấn xin cảm ơn!
Tôi có một thắc mắc mong được giải đáp như sau: Trong trường hợp người nghiện ma túy cho người nghiện ma túy khác thuê, mượn địa điểm hoặc có hành vi khác để chứa chấp người nghiện ma túy cùng sử dụng trái phép chất ma túy thì có bị xử lý hình sự về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 256 của Bộ luật Hình sự hay không? Xin chân thành cảm ơn!
Cho tôi hỏi, đối với trường hợp đi nghĩa vụ quân sự, bị gọi nhập ngũ nhưng lại trốn nghĩa vụ thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Và có trường hợp nào không bị xử phạt hay không? Nếu đang thực hiện nghĩa vụ quân sự mà đào ngũ bỏ đơn vị sẽ bị xử lý ra sao?
Hiện em đang là sinh viên đại học chính quy, sau khi ra trường, nếu như em đã có việc làm tại một công ty (công ty tư nhân) thì em có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Nếu như em không muốn đi thì có bị sao không?
Tôi có thắc mắc là khi tuyển quân tham gia nghĩa vụ quân sự thì lựa chọn những công dân có trình độ văn hóa như thế nào? Nếu như đang thực hiện nghĩa vụ quân sự mà người đó đào ngũ trốn khỏi đơn vị thì sẽ bị xử phạt ra sao?
Tôi muốn hỏi về việc gian lận điểm thi. Tôi có đọc báo về kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia vừa qua thì các vấn đề gian lận điểm thi đang là vấn đề được mọi người quan tâm. Hiện nay, gian lận điểm thi sẽ bị xử phạt như thế nào? Có bị xử lý hình sự đối với các hành vi gian lận điểm thi không? Mong được giải đáp!
Dạo gần đây tôi đang tìm hiểu về lĩnh vực hình sự, đặc biệt là những quy định liên quan đến án treo. Vậy nên tôi muốn hỏi rằng: Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo phải đáp ứng những điều kiện gì theo quy định của pháp luật hiện hành? Xin cảm ơn!