Trách nhiệm của ngân hàng thương mại khi chi nhánh ngân hàng chấm dứt hoạt động là gì theo quy định?
Trách nhiệm của ngân hàng thương mại khi chi nhánh ngân hàng chấm dứt hoạt động là gì?
Căn cứ theo Điều 27 Thông tư 32/2024/TT-NHNN quy định về chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh ở trong nước; chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng thương mại như sau:
Chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại
...
2. Chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại chấm dứt hoạt động, giải thể theo quy định pháp luật của nước sở tại nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài.
3. Ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm:
a) Giải quyết tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài chấm dứt hoạt động, giải thể;
b) Lưu trữ chứng từ, tài liệu liên quan việc chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài;
c) Thực hiện các thủ tục pháp lý chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên, khi chi nhánh ngân hàng thương mại chấm dứt hoạt động thì ngân hàng thương mại có trách nhiệm:
(1) Giải quyết tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh;
(2) Lưu trữ chứng từ, tài liệu liên quan việc chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh;
(3) Thực hiện các thủ tục pháp lý chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh.
Trách nhiệm của ngân hàng thương mại khi chi nhánh ngân hàng chấm dứt hoạt động là gì? (hình từ internet)
Chi nhánh ngân hàng thương mại đương nhiên chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 27 Thông tư 32/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại
1. Chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước chấm dứt hoạt động, giải thể trong các trường hợp sau:
a) Đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể;
b) Tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể;
c) Bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể.
...
Theo đó, tại Điều 28 Thông tư 32/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài
1. Chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể trong trường hợp ngân hàng thương mại chấm dứt hoạt động, giải thể.
2. Thủ tục đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về chấm dứt hoạt động, giải thể ngân hàng thương mại.
Như vậy, theo quy định trên thì ngân hàng thương mại chấm dứt hoạt động thì chi nhánh ngân hàng thương mại cũng đương nhiên chấm dứt hoạt động.
Thủ tục đương nhiên chấm dứt hoạt động chi nhánh ở trong nước; chi nhánh ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về chấm dứt hoạt động, giải thể ngân hàng thương mại.
Ai cho phép ngân hàng thương mại chấm dứt hoạt động?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 32/2024/TT-NHNN quy định về thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của ngân hàng thương mại như sau:
Thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của ngân hàng thương mại
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét chấp thuận việc ngân hàng thương mại thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể (trừ trường hợp tự nguyện chấm dứt hoạt động) chi nhánh ở trong nước; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài; chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.
2. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng xem xét chấp thuận việc ngân hàng thương mại thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể (trừ trường hợp tự nguyện chấm dứt hoạt động) phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước.
3. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét chấp thuận:
a) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch;
b) Tự nguyện chấm dứt hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch;
c) Thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch.
...
Như vậy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét chấp thuận việc ngân hàng thương mại chấm dứt hoạt động, giải thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?