Trách nhiệm của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh trong quản lý tài chính, tài sản công đoàn quy định thế nào?

Các quy định về Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, cụ thể là có trong đối tượng áp dụng không? Trách nhiệm của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh được quy định như thế nào? Thẩm quyền sử dụng nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính, cấp vốn điều lệ; vay vốn, huy động vốn của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh được quy định ra sao?

Liên đoàn Lao động cấp tỉnh có trong đối tượng quản lý tài chính, tài sản công đoàn không?

Theo Điều 2 Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định về đối tượng áp dụng như sau:

- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn;

- Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công đoàn ngành địa phương; Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Công đoàn Tổng Công ty và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có đặc thù khác (sau đây gọi chung là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở);

- Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương (sau đây gọi chung là Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương);

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi chung là Tổng Liên đoàn);

- Đơn vị sự nghiệp công đoàn.

Quản lý tài chính công đoàn

Trách nhiệm của phân cấp quản lý tài chính công đoàn?

Trách nhiệm của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh trong quản lý tài chính, tài sản công đoàn là gì?

Căn cứ theo Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định về trách nhiệm của trách nhiệm của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh như sau:

- Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính theo phân cấp của Tổng Liên đoàn; xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán; công khai dự toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn; xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu của công đoàn cơ sở.

- Ban Thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo phân cấp của Tổng Liên đoàn; xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán; quyết toán; công khai dự toán, quyết toán; kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn và nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên; phê duyệt báo cáo dự toán, quyết toán của các đơn vị cấp dưới.

- Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo phân cấp của Tổng Liên đoàn; quyết định nguyên tắc xây dựng, phân bổ, duyệt dự toán cho các đơn vị cấp dưới theo quy định của Tổng Liên đoàn; xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán; công khai dự toán, quyết toán; kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn và nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên; phê duyệt báo cáo dự toán, quyết toán của các đơn vị cấp dưới.

- Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính của công đoàn Việt Nam; quyết định nguyên tắc xây dựng, xét duyệt, phân bổ dự toán tài chính công đoàn hàng năm; tổng hợp phê duyệt dự toán, quyết toán cấp Tổng dự toán, các đơn vị cấp dưới; kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn, thực hiện nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn; ban hành các quy định, quy chế, hướng dẫn về thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính công đoàn theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn; phê duyệt dự toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn hàng năm.

Thẩm quyền sử dụng nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính, cấp vốn điều lệ; vay vốn, huy động vốn của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh

Theo khoản 5 Điều 7 Quy định kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 1764/QĐ-TLĐ năm 2020) quy định về thẩm quyền quyết định sử dụng nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính, cấp vốn điều lệ; vay vốn, huy động vốn:

- Thẩm quyền của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn:

+ Phê duyệt chủ trương đầu tư tài chính (trừ tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng).

+ Phê duyệt đề án cấp vốn (không bao gồm cấp kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên) cho đơn vị sự nghiệp và công ty TNHH Một thành viên.

+ Cấp vốn cho đơn vị sự nghiệp và công ty TNHH Một thành viên trực thuộc Tổng Liên đoàn.

+ Phê duyệt chủ trương vay vốn, huy động vốn thực hiện đầu tư của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên trực thuộc Tổng Liên đoàn.

- Thẩm quyền của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương:

+ Xây dựng phương án đầu tư tài chính từ nguồn tài chính công đoàn của đơn vị trình Tổng Liên đoàn phê duyệt (trừ tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng).

+ Thẩm định đề án cấp vốn (không bao gồm cấp kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên) cho đơn vị sự nghiệp và công ty TNHH Một thành viên trực thuộc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương trình Tổng Liên đoàn phê duyệt.

+ Cấp vốn cho đơn vị sự nghiệp và công ty TNHH Một thành viên trực thuộc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương sau khi được Tổng Liên đoàn phê duyệt.

+ Phê duyệt chủ trương vay vốn, huy động vốn thực hiện đầu tư của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên trực thuộc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương.

Đối với Ban Công đoàn Quốc phòng không có Ban Thường vụ thì thẩm quyền do Thủ trưởng đơn vị quyết định.

- Thẩm quyền của đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn: Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên được vay vốn, huy động vốn thực hiện đầu tư trên cơ sở được Tổng Liên đoàn phê duyệt chủ trương.

Công đoàn
Liên đoàn lao động
Tài sản công đoàn Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản công đoàn:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công ty có bắt buộc phải thành lập công đoàn không? Công ty không thành lập công đoàn có cần phải đóng kinh phí công đoàn?
Pháp luật
Quyền công đoàn là gì? Việc tổ chức và hoạt động công đoàn cần đảm bảo các nguyên tắc như thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào không được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam? Đoàn viên được hưởng những quyền lợi gì khi tham gia Công đoàn?
Pháp luật
Đoàn viên chuyển sinh hoạt công đoàn có cần phải thông báo không? Thủ tục chuyển sinh hoạt công đoàn như thế nào?
Pháp luật
Tại sao từ ngày 01/3/2022 thân nhân của người đã mất vì dịch Covid-19 lại không còn được nhận hỗ trợ?
Pháp luật
Công đoàn là gì? Mẫu đơn xin gia nhập công đoàn mới nhất năm 2022 và quyền lợi khi gia nhập công đoàn trong doanh nghiệp?
Pháp luật
Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng của công đoàn cơ sở theo hướng dẫn Liên đoàn Lao động Hà Nội năm 2023 như thế nào?
Pháp luật
Tất cả nhân viên công ty phải đóng đoàn phí hay chỉ áp dụng đối với đoàn viên công đoàn và mức đóng đoàn phí là bao nhiêu?
Pháp luật
Quy chế chi tiêu sử dụng nguồn kinh phí công đoàn cơ sở có cần 100% lao động thông qua hay không?
Pháp luật
Quỹ công đoàn có được tài trợ cho các hoạt động của đội bóng như đồ bảo hộ, ăn uống hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công đoàn
1,783 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công đoàn Liên đoàn lao động Tài sản công đoàn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào