Trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác hợp tác quốc tế phòng, chống rửa tiền được quy định như thế nào?

Theo tôi được biết, đối với hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, các cơ quan như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ thực hiện các công việc để tương trợ tư pháp lẫn nhau. Vậy có thể cho tôi biết ngoài Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trách nhiệm cụ thể của những cơ quan này là gì không? Còn những cơ quan nào có trách nhiệm liên quan trong công tác này không?

Trách nhiệm cơ quan nhà nước

Trách nhiệm cơ quan nhà nước trong công tác phòng, chống rửa tiền

Trách nhiệm của Bộ Công an được quy định như thế nào trong hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền

Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định 116/2013/NĐ-CP, trách nhiệm của Bộ Công an được quy định như sau:

(1) Tiếp nhận, thu thập và xử lý thông tin do cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển giao, thông tin do đối tượng báo cáo cung cấp theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền và Nghị định này; thông báo kết quả xử lý có liên quan cho cơ quan phòng, chống rửa tiền.

(2) Hàng năm, tổng kết các vụ án liên quan đến rửa tiền và trao đổi kết quả với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng tài liệu để phổ biến, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn, hoạt động mới của tội phạm rửa tiền trong và ngoài nước.

(3) Định kỳ hàng năm gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo tổng kết thực hiện trách nhiệm của Bộ Công an trong công tác phòng, chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam để tổng hợp, trình Chính phủ.

(4) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan kiến nghị xây dựng, ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm về rửa tiền.

(5) Thực hiện trách nhiệm khác được quy định tại Điều 38 Luật phòng, chống rửa tiền 2012.

Trách nhiệm của Bộ tư pháp trong hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền

Trách nhiệm của Bộ Tư pháp căn cứ theo quy điịnh tại Điều 41 Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 và điểm đ khoản 7 Điều 26 Nghị định 116/2013/NĐ-CP như sau:

(1) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền áp dụng cho đối tượng báo cáo là luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; công chứng viên, tổ chức cung ứng dịch vụ công chứng.

(2) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

(3) Quản lý các đối tượng báo cáo thực hiện một hoặc một số hoạt động sau: Cung ứng dịch vụ công chứng; dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;

Trách nhiệm của các cơ quan khác có liên quan trong hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền

Điều này được quy định cụ thể tại Điều 26 Nghị định 116/2013/NĐ-CP như sau:

(1) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền:

a) Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện khung pháp lý về công tác phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực quản lý của mình;

b) Định kỳ đánh giá và đề xuất biện pháp xử lý rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực quản lý của mình;

c) Chỉ định và đảm bảo cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, tài chính, kỹ thuật cho đơn vị đầu mối và đơn vị có trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền thuộc bộ, ngành mình.

(2) Hướng dẫn, chỉ đạo đơn vị trong hệ thống và đối tượng báo cáo thuộc quyền quản lý của mình triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền.

(3) Thanh tra, kiểm tra hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với các đối tượng báo cáo thuộc quyền quản lý của mình:

a) Định kỳ thanh tra, kiểm tra hoặc thanh tra, kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra với cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

b) Thông báo cho cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao dịch đáng ngờ nhận được hoặc phát hiện được trong quá trình thanh tra, kiểm tra;

c) Xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

(5) Phối hợp, trao đổi thông tin với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành, đơn vị liên quan:

a) Tổng hợp gửi và thông báo ngay kki có sự thay đổi danh sách đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, ngành mình cho cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

b) Phối hợp, trao đổi và xử lý các thông tin theo quy định tại Điều 21 Nghị định 116/2013/NĐ-CP;

c) Phối hợp, trao đổi, cung cấp, xử lý thông tin trong quá trình thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử liên quan đến hoạt động rửa tiền.

(5) Định kỳ hàng năm báo cáo tổng kết thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tổng hợp, trình Chính phủ.

(6) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền.

(7) Các Bộ, ngành khác quy định tại Điều này là các Bộ, ngành quản lý các đối tượng báo cáo được nêu tại khoản 3, 4 Điều 4 của Luật phòng, chống rửa tiền, bao gồm:

a) Bộ Tài chính quản lý các đối tượng báo cáo thực hiện một hoặc một số hoạt động sau: Tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, đại lý phân phối chứng khoán; quản lý danh mục vốn đầu tư; quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán cho tổ chức, cá nhân khác; cung ứng dịch vụ bảo hiểm, đầu tư có liên quan đến bảo hiểm nhân thọ; cung ứng dịch vụ kế toán; kinh doanh trò chơi có thưởng, casino;

b) Bộ Xây dựng quản lý các đối tượng báo cáo thực hiện một hoặc một số hoạt động sau: Kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, dịch vụ môi giới bất động sản; kinh doanh sàn giao dịch bất động sản;

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý các đối tượng báo cáo thực hiện một hoặc một số hoạt động sau: Kinh doanh dịch vụ quản lý đất đai, môi giới mua bán, chuyển giao quyền sử dụng đất;

d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý các đối tượng báo cáo thực hiện một hoặc một số hoạt động sau: Dịch vụ ủy thác đầu tư; dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; dịch vụ cung cấp giám đốc, thư ký của doanh nghiệp cho bên thứ ba;

đ) Bộ Tư pháp quản lý các đối tượng báo cáo thực hiện một hoặc một số hoạt động sau: Cung ứng dịch vụ công chứng; dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;

e) Bộ Công Thương quản lý các đối tượng báo cáo thực hiện hoạt động kinh doanh kim loại quý và đá quý.

Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong hợp tác quốc tế về phòng,chống rửa tiền được quy định như thế nào?

Theo Điều 43 Luật Phòng, chống rửa tiền 2012, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân được quy đinh như sau:

Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi rửa tiền; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền.

Như vậy, trách nhiệm của từng cơ quan có liên quan đến hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền đã được quy định cụ thể theo từng vị trí, từ đó mỗi cơ quan có thể làm tốt phần việc của mình và phối hợp với các cơ quan khác.

Rửa tiền TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN RỬA TIỀN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Văn phòng công chứng cần xây dựng những nội dung gì trong nội quy để phòng, chống rửa tiền?
Pháp luật
Đối tượng khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao cần áp dụng những biện pháp tăng cường nào?
Pháp luật
Người mua lại vé số trúng thưởng từ người khác với giá trị lớn hơn giá trị trúng thưởng có phải là dấu hiệu đáng ngờ liên quan đến rửa tiền hay không?
Pháp luật
Đối tượng báo cáo áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro tương ứng với các mức độ rủi ro về rửa tiền của khách hàng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có bao nhiêu tiêu chí đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo? Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Công ty môi giới bất động sản có phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng nghi ngờ thực hiện hành vi rửa tiền không?
Pháp luật
Tiêu chí hậu quả của rửa tiền gồm những tiêu chí gì? Hậu quả của rửa tiền được xếp theo thang điểm nào?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền gồm có những nội dung nào, được quy định trong văn bản nào?
Pháp luật
Hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Trách nhiệm của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phòng, chống rửa tiền là gì?
Pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác hợp tác quốc tế phòng, chống rửa tiền được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thông tin về phòng, chống rửa tiền, việc thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rửa tiền
2,054 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rửa tiền

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rửa tiền

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào