Trách nhiệm báo cáo của cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm quy định thế nào? Có được miễn đánh giá đối với cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm không?
Trách nhiệm báo cáo của cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm quy định thế nào?
Trách nhiệm báo cáo của cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT quy định trách nhiệm của cơ sở kiểm nghiệm như sau:
(1) Thực hiện việc báo cáo định kỳ, đột xuất về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền:
+ Báo cáo định kỳ: Báo cáo hoạt động sáu (06) tháng trước ngày 10 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 30 tháng 12 hằng năm (theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này).
+ Báo cáo đột xuất: Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
(2) Báo cáo khi có thay đổi liên quan đến phạm vi hoạt động kiểm nghiệm được chỉ định, trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày có thay đổi. Các nội dung thay đổi phải báo cáo bao gồm:
+ Tư cách pháp nhân;
+ Cơ cấu tổ chức và lãnh đạo;
+ Chính sách và thủ tục;
+ Địa chỉ, điện thoại, Fax, Email;
+ Nhân sự, cán bộ chủ chốt, thiết bị, cơ sở vật chất, môi trường làm việc hoặc các nguồn lực khác nếu có tác động đến hệ thống quản lý;
+ Các biện pháp khắc phục khi được yêu cầu theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
(3) Cơ sở kiểm nghiệm còn phải thực hiện các nội dung sau:
+ Đảm bảo độ tin cậy, chính xác của kết quả kiểm nghiệm đối với các phép thử được chỉ định;
+ Chịu sự kiểm tra, giám sát về hoạt động kiểm nghiệm của các đoàn thanh tra trong và ngoài nước khi có sự yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước;
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn đánh giá trong quá trình đánh giá tại cơ sở kiểm nghiệm;
+ Chi trả phí, lệ phí cho việc đánh giá, chỉ định, giám sát hoạt động cơ sở kiểm nghiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Như vậy, cơ sở kiểm nghiệm có trách nhiệm báo cáo định kỳ (Báo cáo hoạt động 06 tháng trước ngày 10 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 30 tháng 12 hằng năm) và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Có được miễn đánh giá đối với cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm không?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT quy định đánh giá đối với cơ sở kiểm nghiệm như sau:
Đánh giá cơ sở kiểm nghiệm
Đoàn đánh giá do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thành lập tiến hành đánh giá tại cơ sở kiểm nghiệm (không áp dụng đối với cơ sở kiểm nghiệm quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 6 và Điểm a Khoản 3 Điều 9 Thông tư liên tịch này). Các bước tiến hành đánh giá như sau:
1. Đánh giá sự tuân thủ, phù hợp của cơ sở kiểm nghiệm đối với yêu cầu quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch này;
2. Lập Báo cáo đánh giá cơ sở kiểm nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
3. Kết luận của đoàn đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Trên cơ sở báo cáo khắc phục của cơ sở kiểm nghiệm, nếu cần thiết, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành xem xét đánh giá tại cơ sở kiểm nghiệm.
Như vậy, Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thành lập Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá tại cơ sở kiểm nghiệm, trừ trường hợp không áp dụng đánh giá đối với cơ sở kiểm nghiệm quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTN như sau:
Đối với cơ sở kiểm nghiệm đã được tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận nước ngoài là thành viên tham gia ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của Hiệp, hội Công nhận phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC - International Laboratory Accreditation Cooperation), Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Châu Á - Thái Bình Dương (APLAC - Asian Pacific Laboratory Accreditation Cooperation) đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025: 2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005, đăng ký chỉ định các chỉ tiêu/phép thử trong phạm vi đã được công nhận: nộp các tài liệu nêu tại Điểm a, b, c và d Khoản 3 Điều này; bản sao (có chứng thực) chứng chỉ công nhận, danh mục, phạm vi công nhận.
Hành vi vi phạm về kiểm nghiệm thực phẩm bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP), hành vi vi phạm về kiểm nghiệm thực phẩm có thể bị xử phạt như sau:
Vi phạm quy định về kiểm nghiệm thực phẩm và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa thông tin sai về năng lực kiểm nghiệm hoặc phạm vi được công nhận chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của cơ sở kiểm nghiệm;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm không lưu trữ hồ sơ kiểm nghiệm, thử nghiệm theo quy định của pháp luật;
b) Cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu không lưu trữ hồ sơ kiểm tra theo quy định của pháp luật.
3 Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo hoặc giả mạo mẫu thực phẩm dùng để kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4 Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận kết quả phân tích phiếu kết quả kiểm nghiệm, thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu hoặc các giấy tờ khác có liên quan đến kiểm nghiệm thực phẩm và kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu;
b) Cố ý làm sai kết quả kiểm nghiệm, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu;
c) Cung cấp kết quả kiểm nghiệm, kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm sai sự thật;
d) Không thực hiện việc kiểm nghiệm, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhưng vẫn cấp giấy chứng nhận kết quả phân tích, phiếu kết quả kiểm nghiệm kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Hình thức hình phạt bổ sung:
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động kiểm nghiệm, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu từ 06 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm, thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu đối với vi phạm quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều này.
c) Buộc nộp lại giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
Như vậy, đối với hành vi vi phạm về kiểm nghiệm thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?