Trả lời thỉnh thị là gì? Ký văn bản trả lời thỉnh thị cho Viện kiểm sát cấp dưới có được ủy quyền không?
Trả lời thỉnh thị là gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Quy định Về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 599/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
[...] 4. Trả lời thỉnh thị là việc Viện kiểm sát cấp trên trả lời về việc giải quyết vụ án, vụ việc cụ thể cho Viện kiểm sát cấp dưới trên cơ sở báo cáo thỉnh thị của Viện kiểm sát cấp dưới. [...]"
Ký văn bản trả lời thỉnh thị cho Viện kiểm sát cấp dưới có được uỷ quyền không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 14 Quy định Về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 599/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
"Điều 14. Trả lời thỉnh thị
[...] 4. Trả lời thỉnh thị của Viện kiểm sát cấp trên phải bằng văn bản do lãnh đạo Viện kiểm sát ký. Trường hợp Thủ trưởng đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp trên được lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình ủy quyền ký văn bản trả lời thỉnh thị cho Viện kiểm sát cấp dưới thì phải tổ chức thảo luận kỹ giữa lãnh đạo đơn vị và Kiểm sát viên được phân công nghiên cứu; phải báo cáo lãnh đạo Viện phụ trách trước khi ban hành văn bản trả lời cho Viện kiểm sát cấp dưới và phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình về nội dung trả lời. [...]"
Như vậy, trả lời thỉnh thị của Viện kiểm sát cấp bắt buộc thực hiện phải bằng văn bản do lãnh đạo Viện kiểm sát ký.
Và việc ký văn bản trả lời thỉnh thị cho Viện kiểm sát cấp dưới có thể được thủ trưởng đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp trên thực hiện theo ủy quyền của lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình.
Trong Trường hợp ủy quyền ký văn bản trả lời thỉnh thị cho Viện kiểm sát cấp dưới thì phải tổ chức thảo luận kỹ giữa lãnh đạo đơn vị và Kiểm sát viên được phân công nghiên cứu; phải báo cáo lãnh đạo Viện phụ trách trước khi ban hành văn bản trả lời cho Viện kiểm sát cấp dưới và phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình về nội dung trả lời.
Trả lời thỉnh thị (Hình từ Internet)
Thời hạn trả lời thỉnh thị được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Quy định Về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 599/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
"Điều 13. Thời hạn trả lời thỉnh thị
1. Viện kiểm sát cấp trên trả lời thỉnh thị trong thời hạn sau đây:
a) Trong thời hạn 06 ngày làm việc (đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu) hoặc 12 ngày làm việc (đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương và Viện kiểm sát nhân dân tối cao) kể từ ngày nhận được báo cáo thỉnh thị và các tài liệu có liên quan đến nội dung thỉnh thị. Hết thời hạn nêu trên, nếu Viện kiểm sát cấp trên chưa trả lời thỉnh thị thì phải có văn bản thông báo lý do và thời hạn trả lời để Viện kiểm sát cấp dưới biết. Trường hợp thỉnh thị đối với những vụ án, vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Quy định này thì chậm nhất 03 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thỉnh thị, Viện kiểm sát cấp trên phải trả lời cho Viện kiểm sát đã thỉnh thị.
Trường hợp phức tạp hoặc phải trao đổi, thống nhất liên ngành hoặc phải báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền thì có thể kéo dài thời hạn trả lời nhưng tối đa không quá 15 ngày (đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu) hoặc 25 ngày (đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương và Viện kiểm sát nhân dân tối cao) kể từ ngày nhận được báo cáo thỉnh thị và các tài liệu có liên quan đến nội dung thỉnh thị;
b) Thời hạn quy định tại điểm a khoản này không được quá thời hạn giải quyết vụ án, vụ việc trong từng giai đoạn.
2. Thời hạn trả lời thỉnh thị được tính từ ngày Viện kiểm sát cấp trên nhận được báo cáo thỉnh thị và đầy đủ các tài liệu có liên quan đến nội dung thỉnh thị."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề nhằm mục đích gì? Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề là gì?
- Có được xin ân giảm án tử hình không? Nộp đơn xin ân giảm án tử hình vào thời gian nào theo quy định hiện nay?
- Trường hợp nào cải tạo xe quân sự không phải lập hồ sơ thiết kế theo Thông tư 70? Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Hồ sơ thiết kế cải tạo xe quân sự gồm những tài liệu gì?
- Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
- Đối tượng mở tài khoản giao thông? Một tài khoản giao thông có thể chi trả cho nhiều phương tiện tham gia giao thông không?