Tổng Thanh tra Chính phủ là ai? Phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Tổng Thanh tra Chính phủ là gì?
Tổng Thanh tra Chính phủ là ai?
Căn cứ vào Nghị quyết 03/2011/QH13 của Quốc Hội thì Thanh tra Chính phủ là 01 trong 04 cơ quan ngang bộ của Chính phủ bao gồm:
- Ủy ban Dân tộc;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Thanh tra Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Quy chế làm việc của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 416/QĐ-TTCP năm 2019 của Thanh tra Chính phủ như sau:
Trách nhiệm, phạm vi, cách thức giải quyết công việc của Tổng Thanh tra Chính phủ
1. Tổng Thanh tra là thành viên Chính phủ, người đứng đầu cơ quan Thanh tra Chính phủ, chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội và trước pháp luật về mọi hoạt động quản lý nhà nước được giao; chỉ đạo, điều hành Thanh tra Chính phủ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
...
Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ, người đứng đầu cơ quan Thanh tra Chính phủ, chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội và trước pháp luật về mọi hoạt động quản lý nhà nước được giao; chỉ đạo, điều hành Thanh tra Chính phủ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
Tổng Thanh tra Chính phủ là ai? (Hình từ Internet)
Tổng Thanh tra chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì với tư cách là thành viên Chính phủ?
Căn cứ vào Điều 33 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ
1. Tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ; cùng tập thể Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
2. Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về công việc của Chính phủ và công việc khác có liên quan; chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao.
3. Tham dự phiên họp Chính phủ và tham gia biểu quyết tại phiên họp Chính phủ.
4. Thực hiện các công việc cụ thể theo ngành, lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.
Như vậy, với tư cách là thành viên Chính phủ thì Tổng Thanh tra Chính phủ có các nhiệm vụ và quyền hạn kể trên.
Phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Tổng Thanh tra Chính phủ là gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Quy chế làm việc của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 416/QĐ-TTCP năm 2019 của Thanh tra Chính phủ như sau:
Phạm vi, cách thức giải quyết công việc của Tổng Thanh tra Chính phủ:
- Trực tiếp giải quyết công việc thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra Chính phủ bao gồm cả những việc đã phân công cho các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ nhưng Tổng Thanh tra thấy cần giải quyết vì nội dung cấp bách hoặc quan trọng; những việc còn có ý kiến khác nhau giữa hai Phó Tổng Thanh tra trở lên;
- Phân công các Phó Tổng Thanh tra theo dõi, chỉ đạo, giải quyết một số công việc, lĩnh vực, địa bàn công tác và phụ trách trực tiếp một số đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, trong đó có một Phó Tổng Thanh tra chỉ đạo, xử lý văn bản, điều phối công việc hàng ngày của cơ quan;
- Khi Tổng Thanh tra vắng mặt hoặc nếu thấy cần thiết thì ủy quyền cho Phó Tổng Thanh tra xử lý công việc hàng ngày thay mặt Tổng Thanh tra điều hành công việc của cơ quan; Tổng Thanh tra trực tiếp chỉ đạo giải quyết công việc hoặc phân công một Phó Tổng Thanh tra khác giải quyết công việc đã phân công cho Phó Tổng Thanh tra vắng mặt;
- Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của Thanh tra Chính phủ;
- Hàng tuần, Tổng Thanh tra có lịch làm việc cụ thể, các Phó Tổng Thanh tra và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan điều chỉnh công việc theo lịch làm việc của Tổng Thanh tra. Trường hợp Phó Tổng Thanh tra hoặc Thủ trưởng đơn vị không điều chỉnh được công việc theo lịch làm việc của Tổng Thanh tra thì báo cáo xin ý kiến Tổng Thanh tra;
- Các ý kiến chỉ đạo, kết luận của Tổng Thanh tra; các thông báo ý kiến chỉ đạo và thông báo kết luận tại các cuộc họp, hội nghị, buổi làm việc của Tổng Thanh tra phải được nghiêm túc tổ chức thực hiện. Trường hợp không thực hiện được ý kiến chỉ đạo và kết luận, các Phó Tổng Thanh tra và Thủ trưởng các đơn vị báo cáo Tổng Thanh tra;
- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng Thanh tra;
- Ngoài các cách thức giải quyết công việc nêu trên, Tổng Thanh tra giải quyết công việc thông qua: đi công tác; kiểm tra, đôn đốc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương và việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ; giải trình, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; trả lời kiến nghị của địa phương, cử tri, người dân, doanh nghiệp; họp báo; tiếp công dân; tiếp công chức, viên chức thuộc cơ quan và các hình thức giải quyết công việc khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?