Tổng mức vốn góp tối đa của 01 thành viên quỹ tín dụng nhân dân có được vượt quá 10% vốn điều lệ của quỹ không?
- Tổng mức vốn góp tối đa của 01 thành viên quỹ tín dụng nhân dân có được vượt quá 10% vốn điều lệ của quỹ không?
- Thành viên quỹ tín dụng nhân dân muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình phải được ai thông qua?
- Quyền biểu quyết trong đại hội toàn thể của thành viên quỹ tín dụng nhân dân có phụ thuộc vào phần vốn góp của mình không?
Tổng mức vốn góp tối đa của 01 thành viên quỹ tín dụng nhân dân có được vượt quá 10% vốn điều lệ của quỹ không?
Căn cứ vào Điều 10 Thông tư 29/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Góp vốn của thành viên
1. Vốn góp của thành viên bao gồm vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp bổ sung:
a) Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu là 300.000 đồng và được quy định tại Điều lệ;
b) Mức vốn góp bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều lệ.
2. Tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên quỹ tín dụng nhân dân không được vượt quá 10% vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân hoặc một tỷ lệ khác thấp hơn theo quy định tại Điều lệ.
3. Đại hội thành viên quyết định cụ thể mức vốn góp xác lập tư cách thành viên, mức vốn góp bổ sung, phương thức nộp, tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
...
Như vậy, tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên quỹ tín dụng nhân dân không được vượt quá 10% vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân hoặc không được thấp hơn theo quy định tại Điều lệ.
Tổng mức vốn góp tối đa của 01 thành viên quỹ tín dụng nhân dân có được vượt quá 10% vốn điều lệ của quỹ không? (Hình từ Internet)
Thành viên quỹ tín dụng nhân dân muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình phải được ai thông qua?
Căn cứ vào theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 29/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp
1. Thành viên được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp của mình cho thành viên khác. Việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên phải được Hội đồng quản trị thông qua và đảm bảo các quy định sau:
a) Mức vốn góp còn lại (đối với trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp) đáp ứng quy định về mức vốn góp của thành viên quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
b) Việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp chỉ được thực hiện sau khi thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ khoản vay và nghĩa vụ tài chính khác đối với quỹ tín dụng nhân dân theo quy định pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
c) Thành viên nhận chuyển nhượng vốn góp phải đáp ứng quy định về tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
2. Quỹ tín dụng nhân dân hoàn trả phần vốn góp cho thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên hoặc hoàn trả phần vốn góp vượt quá tổng mức vốn góp tối đa của thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này và Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thành viên quỹ tín dụng nhân dân muốn chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp của mình cho thành viên khác thì phải được Hội đồng quản trị của quỹ tín dụng nhân dân đó thông qua.
Quyền biểu quyết trong đại hội toàn thể của thành viên quỹ tín dụng nhân dân có phụ thuộc vào phần vốn góp của mình không?
Căn cứ thao Điều 16 Thông tư 29/2024/TT-NHNN về tham dự và biểu quyết trong Đại hội thành viên như sau:
Tham dự và biểu quyết trong Đại hội thành viên
1. Thành viên, đại biểu được xác định là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
b) Tham dự và biểu quyết bằng hình thức trực tuyến.
2. Các nội dung sau đây được Đại hội thành viên thông qua khi có ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết tán thành của thành viên, đại biểu tham dự:
a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
b) Thông qua việc đầu tư, mua, bán tài sản cố định của quỹ tín dụng nhân dân mà mức đầu tư, giá mua dự kiến hoặc nguyên giá trong trường hợp bán tài sản cố định có giá trị từ 20% vốn điều lệ trở lên của quỹ tín dụng nhân dân được ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc báo cáo tài chính gần nhất trong trường hợp quỹ tín dụng nhân dân không phải kiểm toán hoặc tỷ lệ thấp hơn theo quy định của Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
c) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của quỹ tín dụng nhân dân;
d) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể tự nguyện.
3. Các nội dung không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này được thông qua khi có trên 50% tổng số phiếu biểu quyết tán thành của thành viên, đại biểu tham dự.
4. Mỗi thành viên tham dự đại hội toàn thể có một phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào phần vốn góp hay chức vụ của thành viên. Mỗi đại biểu tham dự đại hội đại biểu có số phiếu biểu quyết bằng số lượng thành viên đã bầu đại biểu đó tham dự đại hội đại biểu.
5. Phiếu biểu quyết và biên bản kiểm phiếu tại Đại hội thành viên phải được lưu trữ.
Theo đó, biểu quyết trong đại hội toàn thể của thành viên quỹ tín dụng nhân dân không phụ thuộc vào phần vốn góp của mình.
Mỗi thành viên tham dự đại hội toàn thể đều có một phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau và không phụ thuộc vào phần vốn góp hay chức vụ của thành viên đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?