Tổng Lãnh sự có được ủy quyền ký công chứng chứng thực chứng nhận lãnh sự cho Phó Tổng Lãnh sự không?
Người đứng đầu cơ quan đại diện lãnh sự là ai theo quy định pháp luật hiện hành?
Tại khoản 2 Điều 2 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài 2009 quy định cơ quan đại diện bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế.
Cơ quan đại diện lãnh sự là Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán theo khoản 2 Điều 4 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài 2009.
Người đứng đầu Tổng Lãnh sự quán là Tổng Lãnh sự. Người đứng đầu Lãnh sự quán là Lãnh sự được quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài 2009.
Chứng thực chứng nhận lãnh sự (Hình từ Internet)
Tổng Lãnh sự có được ủy quyền ký công chứng chứng thực chứng nhận lãnh sự cho cấp phó không?
“Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP.
Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2020/TT-BNG quy định về thẩm quyền ký và ủy quyền ký giấy tờ lãnh sự ở ngoài nước như sau:
"1. Người đứng đầu Cơ quan đại diện có thẩm quyền ký cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung các loại hộ chiếu, giấy thông hành; ký công hàm gửi Cơ quan nước ngoài; ký cấp các loại thị thực; ký cấp giấy miễn thị thực; ký công chứng, chứng thực, chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hoá lãnh sự giấy tờ, tài liệu; ký giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch và các công văn, giấy tờ khác liên quan đến công tác lãnh sự theo quy định của pháp luật.
2. Việc ủy quyền ký các giấy tờ nêu tại Khoản 1 Điều này của Người đứng đầu Cơ quan đại diện được quy định như sau:
a) Người đứng đầu Cơ quan đại diện có thể ủy quyền cho viên chức ngoại giao thực hiện chức năng lãnh sự hoặc viên chức lãnh sự ký các giấy tờ nêu tại Khoản 1 Điều này; việc ủy quyền ký cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao được thực hiện theo quy định tại điểm c Khoản này.
b) Người được ủy quyền phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và phải có Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng về nghiệp vụ lãnh sự còn hiệu lực, trừ trường hợp được miễn Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng về nghiệp vụ lãnh sự nêu trên. Căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu của công tác lãnh sự tại địa bàn, Người đứng đầu Cơ quan đại diện quyết định số lượng người được ủy quyền ký các giấy tờ về lãnh sự nhưng tối đa không quá ba (03) người. Đối với Cơ quan đại diện có khối lượng công việc lãnh sự lớn, Cơ quan đại diện trao đổi thống nhất bằng văn bản với Cục Lãnh sự để báo cáo Lãnh đạo Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định số người được ủy quyền ký các giấy tờ về lãnh sự nhưng cần đảm bảo tổng số người được ký các giấy tờ về lãnh sự tại Cơ quan đại diện tối đa không quá năm (05) người.
c) Người đứng đầu Cơ quan đại diện có thể xem xét ủy quyền cho một viên chức ngoại giao thực hiện chức năng lãnh sự hoặc viên chức lãnh sự trong số những người được ủy quyền nêu tại điểm b Khoản này thực hiện việc ký cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao. Viên chức ngoại giao thực hiện chức năng lãnh sự hoặc viên chức lãnh sự được ủy quyền theo quy định của điểm này chỉ thực hiện việc ký cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao khi Người đứng đầu Cơ quan đại diện không thể ký hoặc vắng mặt."
Theo đó, người đứng đầu Tổng Lãnh sự quán là Tổng Lãnh sự có thẩm quyền ký cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung các loại hộ chiếu, giấy thông hành; ký công hàm gửi Cơ quan nước ngoài; ký cấp các loại thị thực; ký cấp giấy miễn thị thực; ký công chứng, chứng thực, chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hoá lãnh sự giấy tờ, tài liệu; ký giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch và các công văn, giấy tờ khác liên quan đến công tác lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Tổng Lãnh sự có thể ủy quyền cho viên chức ngoại giao thực hiện chức năng lãnh sự hoặc viên chức lãnh sự ký các giấy tờ nêu trên.
Việc Tổng Lãnh sự ủy quyền cho cấp phó ký công chứng chứng thực chứng nhận lãnh sự thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 02/2020/TT-BNG quy định:
"3. Quy trình ủy quyền và chấm dứt ủy quyền được thực hiện theo quy định sau:
a) Việc ủy quyền và chấm dứt ủy quyền ký các giấy tờ lãnh sự được Người đứng đầu Cơ quan đại diện (hoặc cấp phó được ủy quyền) thông báo bằng văn bản cho Cục Lãnh sự. Nội dung văn bản thông báo ủy quyền nêu rõ họ tên, chức vụ của người được ủy quyền, biên chế mới hay biên chế thay thế, phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền, thời điểm chấm dứt ủy quyền đối với người được thay hoặc được giao phân công nhiệm vụ khác (nếu có) kèm theo thông tin về việc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ lãnh sự cùng 09 mẫu chữ ký của người được ủy quyền.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo, căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều này, Cục Lãnh sự trả lời bằng văn bản cho Cơ quan đại diện về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc ủy quyền; nêu rõ lý do đối với trường hợp không chấp nhận.
c) Người được ủy quyền thực hiện ký các giấy tờ lãnh sự sau khi Cục Lãnh sự có thông báo bằng văn bản chấp nhận việc ủy quyền.
d) Cục Lãnh sự có trách nhiệm thông báo mẫu chữ ký của người được ủy quyền, phạm vi ủy quyền, thời điểm bắt đầu ủy quyền cũng như việc chấm dứt ủy quyền cho Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an), Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng (Bộ Quốc phòng), Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) và các cơ quan liên quan khác.
đ) Cơ quan đại diện có trách nhiệm giới thiệu mẫu chữ ký, phạm vi ủy quyền của người được ủy quyền ký các giấy tờ lãnh sự cho các cơ quan liên quan của nước ngoài sau khi Cục Lãnh sự thông báo chấp nhận việc ủy quyền.
e) Trường hợp người được ủy quyền có sai phạm nghiêm trọng khi thực hiện ký các giấy tờ lãnh sự, Người đứng đầu Cơ quan đại diện thu hồi hoặc chấm dứt việc ủy quyền theo thẩm quyền, theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lãnh sự hoặc chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao.
g) Cục Lãnh sự và Cơ quan đại diện có trách nhiệm quản lý và lưu giữ không thời hạn văn bản thông báo ủy quyền và chấm dứt ủy quyền nêu tại điểm a Khoản này."
Theo đó, Tổng Lãnh sự ủy quyền cho Phó Tổng Lãnh sự ký ký công chứng, chứng thực, chứng nhận lãnh sự và việc chấm dứt sự ủy quyền đó được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?