Tổng hợp mẫu biểu hồ sơ khai thuế tài nguyên? Việc khai thuế tài nguyên, tính thuế, phân bổ và nộp thuế tài nguyên được quy định ra sao?
Tổng hợp mẫu biểu hồ sơ khai thuế tài nguyên?
Các mẫu biểu hồ sơ khai thuế tài nguyên được quy định tại Mục IV Phụ lục II Danh mục mẫu biểu hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC, bao gồm:
(1) Mẫu số 01/TAIN: Tờ khai thuế tài nguyên
TẢI VỀ Tờ khai thuế tài nguyên
(2) Mẫu số 02/TAIN: Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên
TẢI VỀ Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên
(3) Mẫu số 01-1/TAIN: Phụ lục bảng phân bổ số thuế tài nguyên phải nộp đối với hoạt động sản xuất thủy điện
TẢI VỀ Phụ lục bảng phân bổ số thuế tài nguyên phải nộp đối với hoạt động sản xuất thủy điện
Ngoài các tờ khai nêu trên, còn có tờ khai thuế tài nguyên tạm tính đối với dầu khí Mẫu số 01/TAIN-DK được quy định tại Mục XII Phụ lục II Danh mục mẫu biểu hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:
TẢI VỀ Tờ khai thuế tài nguyên tạm tính đối với dầu khí
Tổng hợp mẫu biểu hồ sơ khai thuế tài nguyên? Việc khai thuế tài nguyên, tính thuế, phân bổ và nộp thuế tài nguyên được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Việc khai thuế tài nguyên, tính thuế, phân bổ và nộp thuế tài nguyên được quy định ra sao?
Khai thuế tài nguyên, tính thuế, phân bổ và nộp thuế tài nguyên được quy định tại Điều 15 Thông tư 80/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
(1) Các trường hợp được phân bổ:
Hoạt động sản xuất thủy điện có hồ thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.
(2) Phương pháp phân bổ:
- Căn cứ để phân bổ số thuế tài nguyên phải nộp cho từng tỉnh:
+ Diện tích của lòng hồ thuỷ điện là t, diện tích lòng hồ thủy điện tại tỉnh G là t.1, diện tích lòng hồ thủy điện tại tỉnh H là t.2.
Tỷ lệ (%) diện tích lòng hồ tại tỉnh G là T.1 = t.1/t x 100.
Tỷ lệ (%) diện tích lòng hồ tại tỉnh H là T.2 = t.2/t x 100.
+ Kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư là k; kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư tại tỉnh G là k.1; kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư tại tỉnh H là k.2.
Tỷ lệ (%) kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư tại tỉnh G là K.1 = k.1/k x 100.
Tỷ lệ (%) kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư tại tỉnh H là K.2 = k.2/k x 100.
+ Số hộ dân phải di chuyển tái định cư là s, số hộ dân phải di chuyển tái định cư tại tỉnh G là s.1, số hộ dân phải di chuyển tái định cư tại tỉnh H là s.2.
Tỷ lệ (%) số hộ dân phải di chuyển tái định cư tại tỉnh G là S.1 = s.1/s x 100.
Tỷ lệ (%) số hộ dân phải di chuyển tái định cư tại tỉnh H là S.2 = s.2/s x 100.
+ Giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ là v, giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ tại tỉnh G là v.1, giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ tại tỉnh H là v.2.
Tỷ lệ (%) giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ tại tỉnh G là V.1 = v.1/v x 100.
Tỷ lệ (%) giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ tại tỉnh H là V.2 = v.2/v x 100.
- Công thức tính:
(3) Khai, nộp thuế tài nguyên:
Người nộp thuế có nhà máy sản xuất thuỷ điện thực hiện khai thuế tài nguyên và nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên theo mẫu số 01/TAIN, hồ sơ quyết toán thuế tài nguyên theo mẫu số 02/TAIN cho cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước nơi có hoạt động khai thác tài nguyên nước.
Trường hợp hồ thủy điện của nhà máy nằm trên nhiều tỉnh thì nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên theo mẫu số 01/TAIN, hồ sơ quyết toán thuế tài nguyên theo mẫu số 02/TAIN, phụ lục bảng phân bổ số thuế tài nguyên phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động sản xuất thủy điện theo mẫu số 01-1/TAIN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC của nhà máy thủy điện tại cơ quan thuế nơi có văn phòng điều hành nhà máy thủy điện; nộp số tiền thuế phân bổ cho tỉnh nơi có hồ thủy điện theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Người nộp thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ khai thuế đúng không?
Căn cứ Điều 17 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của người nộp thuế
1. Thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
3. Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
4. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.
6. Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
7. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
...
Như vậy, người nộp thuế có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?