Tổng hợp mẫu bản luận cứ trong vụ án dân sự dành cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn?
Tổng hợp mẫu bản luận cứ trong vụ án dân sự dành cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn?
Bản luận cứ bảo vệ là một văn bản pháp lý thể hiện quan điểm pháp lý của người bảo vệ sau quá trình tham gia tố tụng, nghiên cứu hồ sơ vụ án, chứng cứ chứng minh và các văn bản pháp lý liên quan nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình một cách tốt nhất.
Hiện nay, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn có liên quan chưa quy định cụ thể mẫu Bản luận cứ trong vụ án dân sự.
Có thể tham khảo 02 Mẫu bản luận cứ trong vụ án dân sự dành cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn dưới đây:
Tải về Mẫu Bản luận cứ bảo vệ nguyên đơn trong các vụ án dân sự
Tải về Mẫu bản luận cứ bảo vệ bị đơn trong các vụ án dân sự
Các bản luận cứ trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Tổng hợp mẫu bản luận cứ trong vụ án dân sự dành cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn? (hình từ Internet)
Những ai được xác định là đương sự trong các vụ án dân sự?
Căn cứ khoản 1 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Đương sự trong vụ việc dân sự
1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
3. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
...
Như vậy, theo quy định thì đương sự trong vụ án dân sự được xác định là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Nguyên đơn, bị đơn trong các vụ án dân sự có thể nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình không?
Căn cứ theo Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn
1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
2. Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Và tại khoản 1 Điều 72 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của bị đơn như sau:
Quyền, nghĩa vụ của bị đơn
1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
2. Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.
3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
4. Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 13 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
Quyền, nghĩa vụ của đương sự
Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:
...
10. Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
11. Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành.
12. Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
13. Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
14. Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
15. Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật này.
16. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.
...
Như vậy, chiếu theo quy định hiện hành thì nguyên đơn, bị đơn trong các vụ án dân sự hoàn toàn có quyền nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình Noel giáo xứ 2024 ngắn gọn? Lời dẫn chương trình Giáng sinh tại giáo xứ 2024?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
- 18 Khẩu hiệu tuyên truyền Ngày hội Quốc phòng toàn dân và Nội dung tuyên truyền Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Đáp án cuộc thi Bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên môi trường số tỉnh Đồng Nai năm 2024 thế nào?
- Mẫu quyết định của đảng ủy cơ sở về chuẩn y kết quả bầu cử chi ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ? Tải mẫu?