Tổng hợp Luật đấu thầu của Việt Nam qua các thời kỳ? Đối tượng áp dụng Luật đấu thầu mới nhất là gì?
Tổng hợp Luật đấu thầu của Việt Nam qua các thời kỳ?
Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có 02 đấu thầu được Quốc hội ban hành tại Việt Nam:
(1) Luật Đấu thầu 2005
Luật Đấu thầu 2005 được Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005, có hiệu lực ngày 01/04/2006 và hiện tại đã hết hiệu lực (Hết hiệu lực: 01/07/2014). Gồm có 6 chương và 77 Điều.
(2) Luật đấu thầu 2013
Luật đấu thầu 2013 được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2013, có hiệu lực ngày 01/07/2014 và hiện tại đã hết hiệu lực (Hết hiệu lực: 01/01/2024). Gồm có 13 Chương và 96 Điều.
(3) Luật Đấu thầu 2023
Luật Đấu thầu 2023 được Quốc hội ban hành ngày 23/06/2023, có hiệu lực ngày 01/01/2024, đồng thời cũng là Luật Đấu thầu đang được áp dụng hiện nay. Luật Đấu thầu 2023 có 96 Điều và 10 Chương.
Tổng hợp Luật đấu thầu của Việt Nam qua các thời kỳ? Đối tượng áp dụng Luật đấu thầu mới nhất là gì? (hình từ internet)
Đối tượng áp dụng Luật đấu thầu mới nhất là gì?
Luật đấu thầu mới nhất đang được áp dụng hiện nay là Luật Đấu thầu 2023. Do đó, theo Điều 2 Luật Đấu thầu 2023 thì quy định về đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Luật Đấu thầu 2023 áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu bao gồm:
(1) Hoạt động lựa chọn nhà thầu có sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để:
- Thực hiện dự án đầu tư, dự toán mua sắm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân khác;
- Cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế; mua hàng dự trữ quốc gia, thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia, trừ hoạt động mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
- Thực hiện các công việc khác phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật có liên quan;
(2) Hoạt động lựa chọn nhà thầu để thực hiện:
- Các gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Gói thầu trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật, máy móc, thiết bị hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước;
(3) Hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh gồm:
- Dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Dự án đầu tư thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực;
(4) Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Luật Đấu thầu 2023 được tự quyết định chọn áp dụng toàn bộ hoặc các điều, khoản, điểm cụ thể Luật Đấu thầu 2023.
Điều kiện tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu là gì?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Đấu thầu 2023 quy định về đấu thầu quốc tế như sau:
Đấu thầu quốc tế
1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Nhà tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế trong điều ước quốc tế, thỏa thuận vay;
b) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu hoặc gói thầu được sơ tuyển, mời quan tâm hoặc đấu thầu rộng rãi trong nước trước đó nhưng không có nhà thầu tham gia;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn mà người có thẩm quyền xét thấy cần có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài để nâng cao chất lượng của gói thầu, dự án, người có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định tổ chức đấu thầu quốc tế;
d) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng một trong các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế.
...
Như vậy, Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Nhà tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế trong điều ước quốc tế, thỏa thuận vay;
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu hoặc gói thầu được sơ tuyển, mời quan tâm hoặc đấu thầu rộng rãi trong nước trước đó nhưng không có nhà thầu tham gia;
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn mà người có thẩm quyền xét thấy cần có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài để nâng cao chất lượng của gói thầu, dự án, người có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định tổ chức đấu thầu quốc tế;
- Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng một trong các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?