Tổng hợp 14 loại hợp đồng dân sự mới nhất theo Bộ luật Dân sự? Tải về mẫu hợp đồng dân sự ở đâu?
Tổng hợp 14 loại hợp đồng dân sự mới nhất theo Bộ luật Dân sự? Tải về mẫu hợp đồng dân sự ở đâu?
Căn cứ theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về khái niệm hợp đồng dân sự như sau:
Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Dưới đây là tổng hợp 14 loại hợp đồng dân sự mới nhất đang được áp dụng hiện nay:
(1) Hợp đồng mua bán tài sản được quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Tải về Mẫu Hợp đồng mua bán tài sản
(2) Hợp đồng trao đổi tài sản được quy định tại Điều 455 Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.
Tải về Mẫu Hợp đồng trao đổi tài sản
(3) Hợp đồng tặng cho tài sản được quy định tại Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Tải về Mẫu Hợp đồng tặng cho tài sản
(4) Hợp đồng vay tài sản được quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Tải về Mẫu Hợp đồng vay tài sản
(5) Hợp đồng thuê tài sản được quy định tại Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
Tải về Mẫu Hợp đồng thuê tài sản
(6) Hợp đồng thuê khoán tài sản được quy định tại Điều 483 Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.
Tải về Mẫu Hợp đồng thuê khoán tài sản
(7) Hợp đồng mượn tài sản được quy định tại Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Tải về Mẫu Hợp đồng mượn tài sản
(8) Hợp đồng về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.
Tải về Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
(9) Hợp đồng dịch vụ được quy định tại Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Tải về Mẫu Hợp đồng dịch vụ
(10) Hợp đồng vận chuyển hành khách được quy định tại Điều 522 Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.
Tải về Mẫu Hợp đồng vận chuyển hành khách
(11) Hợp đồng vận chuyển tài sản được quy định tại Điều 530 Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
Tải về Mẫu Hợp đồng vận chuyển tài sản
(12) Hợp đồng gia công được quy định tại Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.
Tải về Mẫu Hợp đồng gia công
(13) Hợp đồng gửi giữ tài sản được quy định tại Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
Tải về Mẫu Hợp đồng gửi giữ tài sản
(14) Hợp đồng ủy quyền được quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Tải về Mẫu Hợp đồng ủy quyền
Tổng hợp 14 loại hợp đồng dân sự mới nhất theo Bộ luật dân sự? Tải về mẫu hợp đồng dân sự ở đâu? (hình từ internet)
Nội dung hợp đồng dân sự gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung của hợp đồng dân sự như sau:
Nội dung của hợp đồng
1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Như vậy, nội dung hợp đồng dân sự gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Hợp đồng dân sự có hiêu lực từ khi nào?
Căn cứ theo Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng dân sự như sau:
Hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hợp đồng dân sự có hiêu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện để tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì? Số lượng tối đa mà tổ chức nước ngoài được sở hữu?
- Có được lấy bộ phận cơ thể người sau khi chết khi không có thẻ hiến bộ phận cơ thể của người đó không?
- Người tập sự hành nghề đấu giá trong bao nhiêu tháng thì được tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá?
- Tổ chức kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật cấm đầu tư kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Giáo viên đăng tải hình ảnh cá nhân của học sinh lên mạng xã hội mà không có sự cho phép của cha mẹ có được không?