Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình có được quảng bá số điện thoại không?
- Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình có được quảng bá số điện thoại không?
- Người tiếp nhận tin báo qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình có phải cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình?
- Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình có những nhiệm vụ gì?
Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình có được quảng bá số điện thoại không?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 76/2023/NĐ-CP về Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình:
Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (sau đây gọi là Tổng đài) sử dụng số điện thoại ngắn có ba (03) chữ số để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
2. Tổng đài hoạt động 24 giờ tất cả các ngày để tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động.
3. Tổng đài thực hiện ghi âm tự động và chi trả phí viễn thông đối với tất cả các cuộc gọi đến, gọi đi.
4. Tổng đài được quảng bá số điện thoại theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Tổng đài được quảng bá số điện thoại theo quy định của pháp luật.
Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình có được quảng bá số điện thoại không? (Hình từ Internet)
Người tiếp nhận tin báo qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình có phải cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 76/2023/NĐ-CP về quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài:
Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài:
1. Người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì gọi đến số điện thoại của Tổng đài để báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
2. Người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình.
3. Ngay sau khi kết thúc việc tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình, người tiếp nhận quy định tại khoản 2 Điều này phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình để giải quyết theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận thông báo tại khoản 3 Điều này xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì việc xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em.
Như vậy, dựa vào các thông tin tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình phải có trách nhiệm thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình.
Lưu ý: Người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP.
Ngay sau khi kết thúc việc tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình, người tiếp nhận thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình để giải quyết theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình có những nhiệm vụ gì?
Đối chiếu với quy định tại Điều 8 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình có những nhiệm vụ sau:
- Tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Hướng dẫn người bị bạo lực gia đình tới cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để được bảo vệ, hỗ trợ.
- Chuyển tin báo, tố giác tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
Trường hợp có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
- Cung cấp thông tin khi có đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, người trực tiếp báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
- Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu; thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?
- Mẫu Sổ cái trong kế toán thuế xuất nhập khẩu? Tải mẫu? Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất nhập khẩu năm?
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?
- Công ty chứng khoán là thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện nhân sự công nghệ thông tin thế nào?