Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam do ai bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước ai về hoạt động của Tổng Cục?
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức thực hiện các dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ đúng không?
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam được quyền thanh tra về giao thông vận tải đường bộ không?
- Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam do ai bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước ai về hoạt động của Tổng Cục?
Tổng cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức thực hiện các dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ đúng không?
Chức năng của Tổng cục Đường bộ Việt Nam được quy định tại Điều 1 Quyết định 35/2018/QĐ-TTg như sau:
Vị trí và chức năng
Tổng cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Một trong những chức năng của Tổng cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức thực hiện các dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam do ai bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước ai về hoạt động của Tổng Cục? (Hình từ Internet)
Tổng cục Đường bộ Việt Nam được quyền thanh tra về giao thông vận tải đường bộ không?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam được quy định tại Điều 2 Quyết định 35/2018/QĐ-TTg như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây viết tắt là Bộ trưởng) trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền:
a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; cơ chế, chính sách và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý;
b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm, chương trình, dự án quốc gia, đề án phát triển giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước.
2. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ, trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm định, công bố; tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ.
...
13. Thanh tra chuyên ngành về giao thông vận tải đường bộ, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
14. Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng; thực hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
15. Quản lý tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
16. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng giao và theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam được quyền thanh tra chuyên ngành về giao thông vận tải đường bộ, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam do ai bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước ai về hoạt động của Tổng Cục?
Người có quyền bổ nhiệm Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam được quy định tại Điều 4 Quyết định 35/2018/QĐ-TTg như sau:
Lãnh đạo Tổng cục
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam có Tổng Cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng Cục trưởng.
Tổng Cục trưởng và các Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật.
2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục. Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
3. Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Như vậy, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?