Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là tổ chức thuộc Bộ nào? Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có tư cách pháp nhân không?
- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là tổ chức thuộc Bộ nào? Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có tư cách pháp nhân không?
- Về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Để đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện những nhiệm vụ và có quyền hạn gì?
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là tổ chức thuộc Bộ nào? Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 08/2019/QĐ-TTg quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là tổ chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong phạm vi cả nước, gồm: Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; năng suất; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn hàng hóa; mã số, mã vạch; đánh giá sự phù hợp; thông báo và hỏi đáp quốc gia về hàng rào kỹ thuật trong thương mại; giải thưởng chất lượng quốc gia; tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động dịch vụ công liên quan đến hoạt động này theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là tổ chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong phạm vi cả nước.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Hình từ Internet)
Về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Quyết định 08/2019/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
...
2. Trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt hoặc quyết định:
...
3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; năng suất; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn hàng hóa; mã số, mã vạch; đánh giá sự phù hợp; thông báo và hỏi đáp quốc gia; giải thưởng chất lượng quốc gia.
4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; năng suất; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn hàng hóa; mã số, mã vạch; đánh giá sự phù hợp; thông báo và hỏi đáp quốc gia; giải thưởng chất lượng quốc gia sau khi được phê duyệt hoặc ban hành.
5. Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; năng suất; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn hàng hóa; mã số, mã vạch; đánh giá sự phù hợp; thông báo và hỏi đáp quốc gia; giải thưởng chất lượng quốc gia và các văn bản cá biệt khác theo quy định của pháp luật.
6. Về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật:
a) Quản lý hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam;
b) Tổ chức xây dựng, hướng dẫn áp dụng và tổ chức thực hiện tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
c) Thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia; hướng dẫn xây dựng và thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì xây dựng; cho ý kiến về việc xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương theo phân công của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
d) Hướng dẫn xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở; hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
đ) Tổ chức phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài ở Việt Nam;
e) Tổ chức tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực theo quy định của pháp luật;
g) Tổ chức việc rà soát, kiến nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hoặc ban hành;
h) Đầu mối quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; thực hiện việc tiếp nhận đăng ký và xuất bản danh mục quy chuẩn kỹ thuật; xuất bản tiêu chuẩn quốc gia, danh mục tiêu chuẩn quốc gia;
i) Quản lý, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý và công cụ cải tiến trong hoạt động của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp.
...
Theo đó, về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định cụ thể trên.
Để đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện những nhiệm vụ và có quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 2 Quyết định 08/2019/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Theo đó, về đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện những nhiệm vụ và có quyền hạn sau:
- Giúp Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý và hướng dẫn hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, hoạt động công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp;
- Tổ chức thực hiện đăng ký hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp, hoạt động công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định của pháp luật;
- Chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện hoạt động thử nghiệm, chứng nhận, giám định và kiểm định phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp của bộ, ngành, địa phương;
- Chủ trì thực hiện hoặc phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các điều ước, hiệp ước quốc tế, các hiệp định, thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhãn hàng hóa và mã số, mã vạch theo phân công của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Hướng dẫn triển khai các phương thức đánh giá sự phù hợp theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
- Tư vấn, đánh giá các hệ thống quản lý chất lượng; quản lý hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chứng nhận hệ thống quản lý; cấp, đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp, quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?