Tổng cục Quản lý thị trường có chức năng như thế nào? Tổng cục Quản lý thị trường hoạt động hợp tác quốc tế theo sự phân công của ai?
Tổng cục Quản lý thị trường có chức năng như thế nào?
Tổng cục Quản lý thị trường có chức năng được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 34/2018/QĐ-TTg như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.
2. Tổng cục Quản lý thị trường có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Quản lý thị trường thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.
Tổng cục Quản lý thị trường có chức năng như thế nào? Tổng cục Quản lý thị trường hoạt động hợp tác quốc tế theo sự phân công của ai? (Hình từ Internet)
Tổng cục Quản lý thị trường hoạt động hợp tác quốc tế theo sự phân công của ai?
Tổng cục Quản lý thị trường hoạt động hợp tác quốc tế theo sự phân công của ai, thì theo quy định tại khoản 14 Điều 2 Quyết định 34/2018/QĐ-TTg như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
9. Xây dựng, vận hành và phát triển hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính, cơ sở dữ liệu quản lý nhân sự, tài sản và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường theo phân công của Bộ trưởng và quy định pháp luật; tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường với cấp có thẩm quyền.
10. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến trong hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.
11. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; cấp Thẻ kiểm tra thị trường cho công chức làm nhiệm vụ kiểm tra thị trường theo quy định pháp luật; tổ chức thực hiện và kiểm tra lực lượng Quản lý thị trường thực hiện quy định về tổ chức, tiêu chuẩn công chức, chế độ trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, biển hiệu, ấn chỉ và Thẻ kiểm tra thị trường.
12. Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công Thương và quy định của pháp luật.
13. Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công Thương và theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế theo sự phân công của Bộ trưởng.
15. Thống kê nhà nước về hoạt động quản lý thị trường.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương giao và theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Quản lý thị trường hoạt động hợp tác quốc tế theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công thương.
Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường gồm những ai?
Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường gồm những ai, thì theo quy định tại Điều 4 Quyết định 34/2018/QĐ-TTg như sau:
Lãnh đạo Tổng cục
1. Tổng cục Quản lý thị trường có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.
2. Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Quản lý thị trường. Các Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường trình Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, cách chức người, đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Như vậy, theo quy định trên thì lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường gồm có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?