Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Lao động Thương binh và Xã hội không?
- Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Lao động Thương binh và Xã hội không?
- Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Lao động Thương binh và Xã hội?
- Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày nào?
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Lao động Thương binh và Xã hội không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 110/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Cơ quan thanh tra nhà nước:
a) Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở).
2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
a) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
b) Cục Quản lý lao động ngoài nước;
c) Cục An toàn lao động.
Theo đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Lao động Thương binh và Xã hội.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Hình từ Internet)
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Lao động Thương binh và Xã hội?
Theo Điều 10 Nghị định 110/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục An toàn lao động
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục An toàn lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 10 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục, Cục.
2. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý với Thanh tra Bộ.
3. Tham gia với Thanh tra Bộ hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục, Cục.
4. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật thuộc phạm quản lý nhà nước theo quy định.
5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 10 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý với Thanh tra Bộ.
- Tham gia với Thanh tra Bộ hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục.
- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật thuộc phạm quản lý nhà nước theo quy định.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày nào?
Theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 110/2017/NĐ-CP quy định cụ thể:
Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm
1. Chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 hằng năm, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước căn cứ hướng dẫn của Thanh tra Bộ và yêu cầu công tác quản lý của mình có trách nhiệm gửi kế hoạch thanh tra đến Thanh tra Bộ để tổng hợp, xem xét, báo cáo Bộ trưởng. Căn cứ định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và kế hoạch thanh tra của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục An toàn lao động, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Thanh tra Bộ có trách nhiệm trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm.
Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm.
2. Căn cứ kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh và yêu cầu công tác quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương, Thanh tra Sở xây dựng kế hoạch thanh tra, trình Giám đốc Sở chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hàng năm.
...
Như vậy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm.
Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?