Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam là công ty do nhà nước nắm giữ bao nhiêu vốn điều lệ?
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam là công ty do nhà nước nắm giữ bao nhiêu vốn điều lệ?
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền cấp mã chứng khoán trong nước cho các loại chứng khoán tại tổng công ty không?
- Điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có phải nêu số vốn góp của cổ đông sáng lập hay không?
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam là công ty do nhà nước nắm giữ bao nhiêu vốn điều lệ?
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 52 Luật Chứng khoán 2019 quy định về việc thành lập và hoạt động của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam như sau:
Thành lập và hoạt động của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, giải thể, mô hình hoạt động, hình thức sở hữu, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chịu sự quản lý và giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Theo đó, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền cấp mã chứng khoán trong nước cho các loại chứng khoán tại tổng công ty không?
Căn cứ Điều 55 Luật Chứng khoán 2019 quy định về quyền của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Ban hành các quy chế về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán và các quy chế nghiệp vụ khác sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
b) Cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán; đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo yêu cầu của khách hàng; cung cấp dịch vụ khác quy định tại Điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Thực hiện cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế cho các loại chứng khoán đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
d) Chấp thuận, thay đổi, hủy bỏ đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
đ) Chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký;
e) Được sử dụng các nguồn hỗ trợ thanh toán trong trường hợp thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tạm thời mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật;
g) Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
...
Như vậy, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền thực hiện cấp mã chứng khoán trong nước và cả mã số định danh chứng khoán quốc tế cho các loại chứng khoán đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có phải nêu số vốn góp của cổ đông sáng lập hay không?
Căn cứ Điều 54 Luật Chứng khoán 2019 quy định về điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam như sau:
Điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
1. Điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung theo đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh;
b) Mục tiêu, phạm vi hoạt động và các dịch vụ được cung cấp;
c) Vốn điều lệ; cách thức tăng, giảm vốn điều lệ hoặc chuyển nhượng vốn;
d) Tên, địa chỉ và các thông tin cơ bản của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu;
đ) Phần vốn góp hoặc số cổ phần và giá trị vốn góp của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu;
e) Người đại diện theo pháp luật;
g) Cơ cấu tổ chức quản lý;
h) Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
i) Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, chủ sở hữu hoặc cổ đông;
k) Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát (Kiểm soát viên);
l) Thể thức thông qua quyết định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
m) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
n) Chế độ kế toán, kiểm toán được áp dụng;
o) Việc thành lập các quỹ, cơ chế sử dụng quỹ; nguyên tắc sử dụng lợi nhuận, xử lý lỗ và chế độ tài chính khác;
p) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.
Từ quy định trên thì khi xây dựng điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thì phải nêu lên được phần vốn góp của cổ đông sáng lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?