Tổng bí thư cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung nào? Tổng bí thư được yêu cầu tối đa bao nhiêu trợ lý giúp việc cho mình?
Tổng bí thư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung nào?
Theo khoản 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 có quy định về các tiêu chuẩn chung mà Tổng bí thư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần đáp ứng bao gồm:
(1) Về chính trị, tư tưởng:
- Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và nhân dân;
- Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng;
- Kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước;
- Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc;
- Luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân;
- Sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.
(2) Về đạo đức, lối sống:
- Mẫu mực về phẩm chất đạo đức;
- Sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc;
- Là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi;
- Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm;
- Tuyệt đối không trục lợi và cũng không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình;
- Thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình và chỉ đạo thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.
(3) Về trình độ:
- Tốt nghiệp đại học trở lên;
- Lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp.
(4) Về năng lực và uy tín:
- Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử cụ thể, có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị;
- Có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
- Có năng lực tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo tốt. Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết toàn diện về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công quản lý, phụ trách. Kịp thời nắm bắt những thời cơ, vận hội; phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn;
- Chủ động đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi và hiệu quả. Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, dám đương đầu với khó khăn, thách thức;
- Nói đi đôi với làm; có thành tích nổi trội, có kết quả và "sản phẩm" cụ thể góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ. Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.
(5) Sức khoẻ, độ tuổi và kinh nghiệm:
- Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng. Đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
Tổng bí thư cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung nào? Tổng bí thư được yêu cầu tối đa bao nhiêu trợ lý giúp việc cho mình? (hình từ Internet)
Tổng bí thư nước có trợ lý riêng không? Nếu có thì đáp ứng tiêu chuẩn gì về chức danh?
Tại Điều 2 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 có nêu Tổng bí thư là một trong những chức vụ lãnh đạo được sử dụng trợ lý.
Đồng thời tại Điều 3 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 có quy định như sau:
Nguyên tắc tuyển chọn, sử dụng
- Trợ lý, thư ký của đồng chí lãnh đạo nào thì do đồng chí lãnh đạo đó giới thiệu hoặc cơ quan nơi đồng chí lãnh đạo làm việc đề xuất theo yêu cầu của đồng chí lãnh đạo, đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện tại Điều 4 Quy định này.
- Chức danh trợ lý, thư ký nằm trong tổng số biên chế được giao của từng cơ quan và bảo đảm liên thông với các vị trí tương đương khác trong hệ thống chính trị.
- Khi thôi đảm nhiệm chức danh trợ lý, thư ký nếu còn tuổi công tác thì tập thể lãnh đạo cơ quan, cấp ủy hoặc tổ chức đảng (nơi trợ lý, thư ký công tác) căn cứ tình hình thực tế và năng lực, sở trường của cán bộ để bố trí, sắp xếp, điều động công tác theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Việc phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chức vụ mới được thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử của Đảng.
Như vậy, trợ lý của Tổng bí thư nước cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021, cụ thể tại điểm a khoản 2 Điều này có quy định về tiêu chuẩn chức danh của thư lý như sau:
- Có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu về lĩnh vực được phân công; có năng lực nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin và tham mưu; có khả năng phối hợp công tác.
- Giữ chức vụ trưởng hoặc tương đương hoặc có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo tương đương vụ trưởng trở lên ít nhất là 3 năm; trường hợp đặc biệt, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tổng bí thư có quyền yêu cầu tối đa bao nhiêu trợ lý giúp việc cho mình?
Căn cứ Điều 7 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Số lượng
1. Số lượng trợ lý
a) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội được sử dụng không quá 4 trợ lý.
b) Thường trực Ban Bí thư được sử dụng không quá 3 trợ lý.
c) Ủy viên Bộ Chính trị được sử dụng không quá 2 trợ lý.
d) Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội được sử dụng 1 trợ lý.
Trong trường hợp cần thiết, nếu có nhu cầu sử dụng số lượng trợ lý nhiều hơn quy định thì báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
2. Số lượng thư ký
a) Chức vụ lãnh đạo tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này được sử dụng không quá 2 thư ký.
b) Chức vụ lãnh đạo tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Quy định này được sử dụng 1 thư ký.
Đối chiếu quy định trên thì Tổng bí thư có quyền yêu cầu tối đa 4 trợ lý giúp việc cho mình. Tuy nhiên trong trường hợp hợp cần thiết, nếu có nhu cầu sử dụng số lượng trợ lý nhiều hơn quy định thì báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?