Tóm tắt tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp? Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp có phải ngày lễ lớn không?
Tóm tắt tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp? Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp có phải ngày lễ lớn không?
Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị quyết 213/NQ-HĐND năm 2019 của tỉnh Hòa Bình thì tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tóm tắt sơ lược như sau:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911, mất năm 2013, nguyên Ủy Viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa I-VII.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Đại tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam, sinh ra trong 1 gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước ở Lộc Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình.
Năm 14 tuổi, đồng chí đã giác ngộ và sớm tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1930 đồng chí tham gia phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Năm 1940 được kết nạp vào Đảng, đầu những năm 40 của thế kỷ XX, được chủ tịch Hồ Chí Minh dìu dắt, giao nhiệm vụ, đồng chí đã tích cực hoạt động cách mạng bám dân, bám địa bàn, xây dựng cơ sở, mở lớp huấn luyện quân sự tại căn cứ địa Cao -Bắc -Lạng.
Tháng 12/1944 đồng chí được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tổ chức tiền thân của QĐND Việt Nam.
Năm 1948 đồng chí được phong quân hàm Đại Tướng trên các cương vị ủy viên Ban Chấp hành TW, Thường vụ TW Đảng cộng sản Đông Dương, thành viên Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, thành viên Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Tư lệnh Việt Nam giải phóng quân, đồng chí đã có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí đã trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng. Đặc biệt năm 1954 đồng chí đã chỉ huy đại đoàn quân đội và các lực lượng tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề của thực dân Pháp, làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu).
Sau khi miền Bắc được giải phóng, đồng chí tham gia cùng TW Đảng lãnh đạo toàn dân, toàn quân tiến hành xây dựng, bảo vệ miền Bắc XHCN và đẩy mạnh cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân miền Nam, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ làm nên những thắng lợi vẻ vang mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối đưa cả nước đi lên CNXH.
Với tài năng quân sự kiệt xuất và những đóng góp vĩ đại cho quân sự Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được báo chí thế giới ca ngợi là “vị tướng huyền thoại”, sánh cùng các vĩ nhân trong suốt 2000 năm qua.
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo quy định vừa nêu trên thì ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp không phải là ngày lễ lớn của đất nước.
Tóm tắt tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp? Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp có phải ngày lễ lớn không? (Hình từ Internet)
Nhà nước có tổ chức kỷ niệm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên giáp không?
Theo Điều 14 Nghị định 145/2013/NĐ-CP thì Nhà nước có tổ chức kỷ niệm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tuy nhiên, việc tổ chức kỷ niệm sẽ được thực hiện theo tần suất sau đây:
(1) Việc tổ chức kỷ niệm lần đầu tiên ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần được thực hiện vào dịp tròn 100 năm ngày sinh;
(2) Việc tổ chức kỷ niệm lần đầu tiên ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thọ trên 100 tuổi đã từ trần được thực hiện vào dịp tròn 110 năm hoặc 120 năm ngày sinh;
(3) Các lần kỷ niệm tiếp theo được tổ chức 10 năm/1 lần với cấp độ nhỏ hơn lần kỷ niệm đầu tiên.
Theo Hướng dẫn 165-HD/BTGTW năm 2020 thì kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được tổ chức vào năm 2021.
Do đó, các lần tổ chức kỷ niệm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp theo sẽ thực hiện theo Mục (2) và Mục (3) vừa nêu trên.
Việc phong hàm Đại tướng hiện nay thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.
Theo quy định vừa nêu trên thì Chủ tịch nước là người có thẩm quyền trong việc phong hàm Đại tướng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điểm kết nối là gì? Vị trí điểm kết nối trong cấu trúc mạng có được xem là cổng trung kế của các tổng đài kết nối không?
- Không sử dụng đất trồng cây hằng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Định mức KT-KT quy định mấy mức độ cung cấp thông tin, dữ liệu quyền tác giả phục vụ công tác quản lý nhà nước theo Thông tư 07?
- Bài phát biểu của lãnh đạo xã tại Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11 2024? Bài phát biểu ngày đại đoàn kết khu dân cư của lãnh đạo?
- Lời chúc ngày 20 11 dành cho cô giáo mầm non hay, ý nghĩa? Phụ huynh học sinh có được tặng quà cho cô giáo mầm non nhân ngày 20 11?