Toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị phải có những thông tin chỉ dẫn gì?
- Toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị gồm những toa nào?
- Toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị phải có những thông tin chỉ dẫn gì?
- Toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị phải trang bị tối thiểu các dụng cụ thiết bị nào?
- Trên toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị tại khoang hành khách phải có ít nhất các loại thiết bị an toàn nào?
Toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị gồm những toa nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 20/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Toa xe đường sắt đô thị bao gồm: toa xe động lực có buồng lái (Mc), toa xe động lực không có buồng lái (M), toa xe kéo theo không có buồng lái (T), toa xe kéo theo có buồng lái (Tc).
Như vậy, toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị bao gồm: toa xe động lực có buồng lái (Mc), toa xe động lực không có buồng lái (M), toa xe kéo theo không có buồng lái (T), toa xe kéo theo có buồng lái (Tc).
Toa xe đường sắt đô thị (Hình từ Internet)
Toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị phải có những thông tin chỉ dẫn gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 20/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Thông tin, chỉ dẫn trên phương tiện giao thông đường sắt đô thị
1. Toa xe đường sắt đô thị phải có thông tin, chỉ dẫn bằng chữ, hình vẽ, phát thanh, bảng thông tin bằng chữ viết hoặc điện tử để cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng về hành trình của tàu, tên ga dừng đỗ và ga tiếp theo trên tuyến đường, hướng dẫn cách xử lý khi xảy ra tình huống khẩn cấp; chỉ dẫn sử dụng các trang thiết bị an toàn, chữa cháy, chỗ ưu tiên của khách hàng. Riêng với toa xe điều khiển đầu đoàn tàu, bên ngoài toa xe phải có thông tin điểm đến của đoàn tàu.
2. Thông tin, chỉ dẫn phải rõ ràng, dễ hiểu; bố trí ở nơi dễ thấy, dễ đọc. Chỉ dẫn bằng chữ cho khách hàng trên toa xe phải được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Như vậy, toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị phải có thông tin, chỉ dẫn bằng chữ, hình vẽ, phát thanh, bảng thông tin bằng chữ viết hoặc điện tử để cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng về hành trình của tàu, tên ga dừng đỗ và ga tiếp theo trên tuyến đường, hướng dẫn cách xử lý khi xảy ra tình huống khẩn cấp.
Toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị phải chỉ dẫn sử dụng các trang thiết bị an toàn, chữa cháy, chỗ ưu tiên của khách hàng.
Riêng với toa xe điều khiển đầu đoàn tàu, bên ngoài toa xe phải có thông tin điểm đến của đoàn tàu.
Toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị phải trang bị tối thiểu các dụng cụ thiết bị nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 20/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Trang thiết bị phục vụ khách hàng trên phương tiện giao thông đường sắt đô thị
Toa xe đường sắt đô thị phải trang bị tối thiểu gồm các dụng cụ thiết bị sau: dụng cụ thoát hiểm; thiết bị chiếu sáng; thiết bị điều hòa không khí, thông gió; thiết bị truyền thanh; ghế ngồi ưu tiên; thiết bị chữa cháy; thiết bị cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng; hộp thuốc sơ cấp cứu khách hàng.
Theo đó, toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị phải trang bị tối thiểu gồm các dụng cụ thiết bị sau: dụng cụ thoát hiểm.
Phải có thiết bị chiếu sáng; thiết bị điều hòa không khí, thông gió; thiết bị truyền thanh; ghế ngồi ưu tiên; thiết bị chữa cháy; thiết bị cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng; hộp thuốc sơ cấp cứu khách hàng.
Trên toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị tại khoang hành khách phải có ít nhất các loại thiết bị an toàn nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 20/2018/TT-BGTVT quy định thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt đô thị như sau:
Thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt đô thị
1. Trên toa xe đường sắt đô thị loại Mc hoặc Tc tại buồng lái phải có ít nhất các thiết bị sau: đồng hồ báo tốc độ, thiết bị bảo vệ đoàn tàu tự động (ATP), thiết bị cảnh báo tự động (AWS), thiết bị ghi tốc độ và dữ liệu chạy tàu, thiết bị chống ngủ gật. Bên ngoài toa xe điều khiển có trang bị camera an ninh (CCTV).
2. Trên toa xe đường sắt đô thị tại khoang hành khách phải có ít nhất các thiết bị sau: thiết bị cảnh báo khẩn cấp cho lái tàu, thiết bị mở cửa toa xe trong trường hợp khẩn cấp, cần giật van hãm khẩn, còi cảnh báo, thiết bị phát hiện và cảnh báo hỏa hoạn, camera an ninh (CCTV), thiết bị liên lạc giữa khách hàng và lái tàu trong trường hợp cần thiết.
3. Đối với phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt phục vụ cứu hộ cứu nạn, thi công cầu đường sắt có tốc độ thiết kế Vmax ≤ 30km/h hoặc tốc độ vận hành lớn nhất Vmax ≤ 25km/h (theo công lệnh tốc độ chạy tàu công bố) thì không phải lắp thiết bị ghi tốc độ và dữ liệu chạy tàu, thiết bị chống ngủ gật.
Như vậy, trên toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị tại khoang hành khách phải có ít nhất các loại thiết bị an toàn sau đây: thiết bị cảnh báo khẩn cấp cho lái tàu, thiết bị mở cửa toa xe trong trường hợp khẩn cấp, cần giật van hãm khẩn, còi cảnh báo, thiết bị phát hiện và cảnh báo hỏa hoạn, camera an ninh (CCTV), thiết bị liên lạc giữa khách hàng và lái tàu trong trường hợp cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?