Tòa án Việt Nam có thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài về việc bắt giữ tàu biển không? Thủ tục ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển được thực hiện như thế nào?
Nguyên tắc tương trợ tư pháp về việc bắt giữ tàu biển
Theo Điều 59 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định nguyên tắc tương trợ tư pháp về việc bắt giữ tàu biển như sau:
- Tương trợ tư pháp về việc bắt giữ tàu biển giữa Tòa án Việt Nam và Tòa án nước ngoài được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, phù hợp với pháp luật Việt Nam.
- Trong trường hợp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài chưa ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế có quy định tương trợ tư pháp về việc bắt giữ tàu biển thì tương trợ tư pháp về việc bắt giữ tàu biển có thể được Tòa án Việt Nam chấp nhận trên nguyên tắc có đi, có lại, nhưng không được trái pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.
Thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài
Tòa án Việt Nam có thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài về việc bắt giữ tàu biển không?
Theo Điều 60 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định:
- Tòa án Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài về việc bắt giữ tàu biển theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
- Tòa án Việt Nam không chấp nhận thực hiện việc ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài về việc bắt giữ tàu biển trong các trường hợp sau đây:
+ Việc thực hiện ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam hoặc đe dọa đến an ninh của Việt Nam;
+ Việc thực hiện ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển không thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam.
Như vậy, Tòa án Việt Nam có thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài về việc bắt giữ tàu biển theo nguyên tắc có đi, có lại, trừ các trường hợp không chấp nhận thực hiện việc ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài nêu trên.
Thủ tục ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển
Theo Điều 61 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định thủ tục ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển như sau:
- Việc Tòa án nước ngoài ủy thác tư pháp cho Tòa án Việt Nam về việc bắt giữ tàu biển phải được lập thành văn bản và gửi đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Bộ Tư pháp Việt Nam nhận được văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển phải chuyển ngay cho Tòa án Việt Nam có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh này.
Trong đó, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) nơi có cảng biển, cảng thủy nội địa (sau đây gọi là cảng) mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, thi hành án dân sự, thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài, cụ thể như sau:
"Điều 3. Thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển
1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) nơi có cảng biển, cảng thủy nội địa (sau đây gọi là cảng) mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, thi hành án dân sự, thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài.
Trường hợp cảng có nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bến cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó.
2. Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh."
Nội dung văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển
Theo Điều 62 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản ủy thác tư pháp;
- Tên, địa chỉ của Tòa án nước ngoài ủy thác tư pháp;
- Tên, địa chỉ của Tòa án Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp;
- Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển bị yêu cầu bắt giữ; bến cảng nơi tàu biển đang hoạt động hàng hải;
- Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ tàu;
- Tên và địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu, người khai thác tàu;
- Lý do của việc ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển;
- Thời hạn bắt giữ tàu biển;
- Người chịu trách nhiệm về tổn thất hoặc thiệt hại gây ra do yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?