Tòa án quốc tế có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp giữa các quốc gia khi được yêu cầu đúng không?
Tòa án quốc tế được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo Điều 92 Hiến Chương Liên hợp quốc 1945 quy định như sau:
Điều 92: Tòa án quốc tế là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc. Tòa án này hoạt động theo một qui chế xây dựng trên cơ sở qui chế của Tòa án quốc tế thường trực. Qui chế của Tòa án quốc tế kèm theo Hiến chương này là một bộ phận cấu thành của Hiến chương.
Và theo Điều 1 Quy chế tòa án quốc tế 1945 quy định như sau:
Điều 1. Tòa án quốc tế được thành lập theo Hiến chương Liên hợp quốc là cơ quan xét xử chính của Liên hợp quốc, được tổ chức và hoạt động theo đúng các nghị quyết dưới đây của bản quy chế này.
Theo những quy định trên thì Tòa án quốc tế được hiểu là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc. Tòa án này hoạt động theo một qui chế xây dựng trên cơ sở qui chế của Tòa án quốc tế thường trực. Qui chế của Tòa án quốc tế kèm theo Hiến chương này là một bộ phận cấu thành của Hiến chương.
Và theo Quy chế tòa án quốc tế 1945 thì Tòa án quốc tế được thành lập theo Hiến chương Liên hợp quốc là cơ quan xét xử chính của Liên hợp quốc, được tổ chức và hoạt động theo đúng các nghị quyết dưới đây của bản quy chế này.
Tòa án quốc tế có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp giữa các quốc gia khi được yêu cầu đúng không? (Hình từ internet)
Tổ chức Tòa án quốc tế được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Quy chế tòa án quốc tế 1945 quy định như sau:
Điều 2. Tòa án có cơ cấu là một hội đồng các thẩm phán độc lập, được lựa chọn, không căn cứ quốc tịch, trong số những người có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng các yêu cầu đề ra ở quốc gia họ để chỉ định vụ xét xử cao nhất, hoặc là những luật gia có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế.
Điều 3.
1. Tòa án được cấu tạo gồm 15 người, trong đó không thể có 2 công dân của cùng một quốc gia.
2. Người có thể được xem xét để đưa vào thành phần của Tòa án, như công dân của một quốc gia, được coi là công dân của chính quốc gia đó, mà ở quốc gia ấy công dân này thường xuyên sử dụng các quyền công dân và các quyền chính trị của mình.
Theo đó, tổ chức Tòa án quốc tế được quy định như sau:
Tòa án có cơ cấu là một hội đồng các thẩm phán độc lập, được lựa chọn, không căn cứ quốc tịch, trong số những người có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng các yêu cầu đề ra ở quốc gia họ để chỉ định vụ xét xử cao nhất, hoặc là những luật gia có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế.
Tòa án được cấu tạo gồm 15 người, trong đó không thể có 2 công dân của cùng một quốc gia.
Người có thể được xem xét để đưa vào thành phần của Tòa án, như công dân của một quốc gia, được coi là công dân của chính quốc gia đó, mà ở quốc gia ấy công dân này thường xuyên sử dụng các quyền công dân và các quyền chính trị của mình.
Tòa án quốc tế có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp giữa các quốc gia khi được yêu cầu đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 93 Hiến Chương Liên hợp quốc 1945 quy định như sau:
Điều 93:
1. Tất cả những thành viên Liên hợp quốc đương nhiên tham gia qui chế Tòa án quốc tế.
2. Những quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc có thể tham gia qui chế Tòa án quốc tế với những điều kiện do Đại hội đồng qui định, theo kiến nghị của Hội đồng bảo an trong từng trường hợp một.
Và theo quy định tại Điều 35 Quy chế tòa án quốc tế 1945 quy định như sau:
Điều 35.
1. Tòa án giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia là thành viên của quy chế này.
2. Các điều kiện Tòa án giải quyết tranh chấp đối với các quốc gia khác sẽ do Hội đồng bảo an quy định theo các điều khoản cụ thể từ các điều ước quốc tế hiện hành. Các điều kiện này trong mọi trường hợp không được để các bên ở vị trí bất bình đẳng trước Tòa án.
3. Khi có một quốc gia không phải là thành viên của Liên hiệp quốc nhưng lại là một bên trong một vụ tranh chấp thì Tòa án quy định số tiền mà bên đó phải đóng góp vào việc chi phí của Tòa án. Quyết định này không áp dụng nếu như quốc gia đó đã tham gia vào việc chi phí của Tòa án.
Theo những quy trên thì Tòa án quốc tế sẽ giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc còn đối với quốc gia không phải là thành viên của liên hợp quốc khi tham gia vào tranh chấp phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện do Đại hội đồng đưa ra.
Như vậy, không phải trường hợp nào Tòa án quốc tế có thẩm quyền cũng phải giải quyết mọi tranh chấp giữa các quốc gia khi được yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) cho học sinh toàn quốc như thế nào?
- Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 29 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp mới nhất? Hướng dẫn viết bản báo cáo tổng kết năm học của lớp?
- HIV dương tính là gì? Ngoài người được xét nghiệm, kết quả HIV dương tính chỉ được thông báo cho ai?
- Nội dung Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất? Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập cần có ý kiến của ai?