Tòa án nhân dân tối cao gồm có những ai? Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có hết nhiệm kỳ không?
Tòa án nhân dân tối cao gồm có những ai?
Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao
1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm:
a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Bộ máy giúp việc;
c) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2. Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động.
Như vậy, theo quy định, Tòa án nhân dân tối cao gồm có:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
- Các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,
- Thẩm tra viên,
- Thư ký Tòa án,
- Công chức khác, viên chức và người lao động.
Tòa án nhân dân tối cao gồm có những ai? (Hình từ Internet)
Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có hết nhiệm kỳ không?
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại Điều 26 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
2. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Theo quy định thì nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Tuy nhiên, khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chánh án Tòa án nhân dân tối cao mới.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có được quyền quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái Thẩm phán không?
Quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại khoản 9 Điều 27 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
...
7. Trình Quốc hội phê chuẩn việc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm phán các Tòa án khác.
8. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh theo quy định tại khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36, khoản 1 Điều 42, khoản 1 Điều 43, khoản 1 Điều 47, khoản 1 Điều 48, khoản 1 Điều 60, khoản 1 Điều 61, khoản 1 Điều 62, khoản 1 Điều 63, khoản 1 Điều 64 của Luật này và các chức vụ trong Tòa án nhân dân tối cao, trừ các chức vụ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức của Chủ tịch nước.
9. Quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 78, khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 80 của Luật này, trừ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
10. Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự khu vực; quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao và thành lập các Tòa chuyên trách khác của Tòa án nhân dân khi xét thấy cần thiết.
...
Như vậy, theo quy định, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được quyền quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái Thẩm phán, trừ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định điều động Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác không cùng phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014).
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định luân chuyển Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác không cùng phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014).
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định biệt phái Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án nhân dân khác không cùng phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (theo quy định tại khoản 2 Điều 80 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?