Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? Cơ cấu tổ chức thế nào?
Thẩm quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về thẩm quyền thành lập và giải thể Tòa án nhân dân như sau:
Tổ chức và thẩm quyền thành lập, giải thể các Tòa án nhân dân
...
2. Thẩm quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt và Tòa án quân sự được quy định như sau:
a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt; thành lập, giải thể Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
b) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập và giải thể Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? Cơ cấu tổ chức thế nào? (hình từ Internet)
Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ có nhiệm vụ, quyền hạn gồm:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt
...
2. Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Sơ thẩm vụ việc về sở hữu trí tuệ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; sơ thẩm vụ án hành chính về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Tố tụng hành chính;
b) Ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính về sở hữu trí tuệ đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật;
c) Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 3 của Luật này và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, chiếu theo quy định trên thì Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Sơ thẩm vụ việc về sở hữu trí tuệ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; sơ thẩm vụ án hành chính về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Tố tụng hành chính;
- Ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính về sở hữu trí tuệ đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật;
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ;
- Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;
- Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc.
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt gồm những chức danh nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về cơ cấu của Tòa án nhân dân sở thẩm chuyên biệt về sở hữu trí tuệ như sau:
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt
1. Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động. Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền xét xử, giải quyết của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
2. Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có bộ máy giúp việc.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt gồm có:
- Chánh án,
- Phó Chánh án,
- Thẩm phán Tòa án nhân dân,
- Thẩm tra viên Tòa án,
- Thư ký Tòa án,
- Công chức khác và người lao động.
Lưu ý: Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền xét xử, giải quyết của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Doanh nghiệp siêu nhỏ không bố trí người phụ trách kế toán có được không? Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ?
- Giáo viên nam có được nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con không? Định mức tiết dạy của giáo viên được quy định theo Thông tư 05 thế nào?
- Đã có Quyết định 690 QĐ-TTg năm 2025 ban hành Kế hoạch xây dựng dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi)?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13239-1:2024 về Công nghệ thông tin - Kiến trúc tham chiếu dữ liệu lớn - Phần 1: Khung và quy trình ứng dụng?
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn của Trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội năm 2025 lần 1 mới nhất?