Tổ tư vấn cho Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp trung ương làm việc theo chế độ nào? Tổ tư vấn này có những quyền hạn nào?
Tổ tư vấn cho Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp trung ương làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp trung ương giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Hội đồng OCOP cấp trung ương) ban hành kèm theo Quyết định 757/QĐ-BNN-VPĐP năm 2023, có quy định về chế độ làm việc, kinh phí hoạt động như sau:
Chế độ làm việc, kinh phí hoạt động
1. Hội đồng OCOP cấp trung ương, Tổ tư vấn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp trung ương được sử dụng con dấu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội đồng; Các thành viên của Hội đồng và Cơ quan thường trực Hội đồng được sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị mình công tác để giải quyết công việc theo nhiệm vụ được giao.
3. Kinh phí phục vụ các hoạt động của Hội đồng OCOP cấp trung ương, của Tổ tư vấn, chuyên gia phản biện được sử dụng từ nguồn ngân sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giao cho Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương theo quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổ tư vấn cho Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp trung ương làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Tổ tư vấn cho Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp trung ương làm việc theo chế độ nào? (Hình từ Internet)
Tổ tư vấn cho Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp trung ương có những quyền hạn nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp trung ương giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Hội đồng OCOP cấp trung ương) ban hành kèm theo Quyết định 757/QĐ-BNN-VPĐP năm 2023, có quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Tổ tư vấn như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của Tổ tư vấn
1. Tổ tư vấn cho Hội đồng OCOP cấp trung ương do Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp trung ương thành lập, gồm đại diện các đơn vị có liên quan, các chuyên gia theo quy định tại Quyết định số 148/QĐ-TTg .
2. Quyền hạn:
a) Tư vấn chuyên môn giúp Hội đồng OCOP cấp trung ương trong đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
b) Được đề nghị Cơ quan thường trực Hội đồng OCOP cấp trung ương yêu cầu các địa phương, chủ thể sản phẩm OCOP cung cấp, bổ sung hồ sơ sản phẩm.
c) Tham gia đoàn công tác của Hội đồng OCOP cấp trung ương đi kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất OCOP (nếu có yêu cầu).
…
Như vậy, theo quy định trên thì Tổ tư vấn cho Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp trung ương có những quyền hạn sau:
- Tư vấn chuyên môn giúp Hội đồng OCOP cấp trung ương trong đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
- Được đề nghị Cơ quan thường trực Hội đồng OCOP cấp trung ương yêu cầu các địa phương, chủ thể sản phẩm OCOP cung cấp, bổ sung hồ sơ sản phẩm.
- Tham gia đoàn công tác của Hội đồng OCOP cấp trung ương đi kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất OCOP (nếu có yêu cầu).
Tổ tư vấn cho Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp trung ương có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp trung ương giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Hội đồng OCOP cấp trung ương) ban hành kèm theo Quyết định 757/QĐ-BNN-VPĐP năm 2023, có quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Tổ tư vấn như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của Tổ tư vấn
…
3. Trách nhiệm:
a) Nghiên cứu, thẩm định hồ sơ sản phẩm, tổ chức đánh giá sơ bộ sản phẩm, xây dựng báo cáo kết quả đánh giá sản phẩm trình Chủ tịch Hội đồng xem xét tổ chức phiên họp đánh giá.
b) Phối hợp cùng Cơ quan thường trực Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ tham mưu, chuẩn bị hồ sơ, đi kiểm tra thực tế cơ sở.
c) Nhận và chuyển đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của Hội đồng cho Cơ quan thường trực Hội đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổ tư vấn cho Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp trung ương có trách nhiệm được quy định như sau:
- Nghiên cứu, thẩm định hồ sơ sản phẩm, tổ chức đánh giá sơ bộ sản phẩm, xây dựng báo cáo kết quả đánh giá sản phẩm trình Chủ tịch Hội đồng xem xét tổ chức phiên họp đánh giá;
- Phối hợp cùng Cơ quan thường trực Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ tham mưu, chuẩn bị hồ sơ, đi kiểm tra thực tế cơ sở;
- Nhận và chuyển đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của Hội đồng cho Cơ quan thường trực Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?