Tổ trưởng Tổ hòa giải cơ sở được bầu dưới hình thức gì? Kết quả bầu Tổ trưởng phải gửi cho cơ quan nào?
Tổ trưởng Tổ hòa giải cơ sở được bầu dưới hình thức nào? Kết quả bầu được gửi cho cơ quan nào?
Các trường hợp cần bầu tổ trưởng tổ hòa giải được quy định tại Điều 13 Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN như sau:
Bầu tổ trưởng tổ hòa giải
1. Việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Thành lập tổ hòa giải mới;
b) Tổ trưởng tổ hòa giải thôi làm hòa giải viên, thôi làm tổ trưởng tổ hòa giải.
...
Dẫn chiếu đến Điều 14 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định về tổ trưởng tổ hòa giải như sau:
Tổ trưởng tổ hòa giải
1. Tổ trưởng tổ hòa giải do hòa giải viên bầu trong số các hòa giải viên để phụ trách tổ hòa giải.
2. Việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải được thực hiện dưới sự chủ trì của Trưởng ban công tác Mặt trận bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. Kết quả bầu tổ trưởng tổ hòa giải được lập thành văn bản và gửi chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để ra quyết định công nhận.
Theo đó, việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải được thực hiện dưới sự chủ trì của Trưởng ban công tác Mặt trận bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.
Kết quả bầu tổ trưởng tổ hòa giải được lập thành văn bản và gửi chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để ra quyết định công nhận.
Tổ trưởng Tổ hòa giải cơ sở được bầu dưới hình thức nào? Kết quả bầu Tổ trưởng phải gửi cho cơ quan nào? (hình từ internet)
Trình tự bầu tổ trưởng Tổ hòa giải tại cơ sở được thực hiện ra sao?
Trình tự bầu tổ trưởng tổ hòa giải được quy định tại Điều 13 Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN như sau:
Bầu tổ trưởng tổ hòa giải
...
2. Tổ chức bầu tổ trưởng Tổ hòa giải:
Cuộc họp bầu tổ trưởng tổ hòa giải do Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì và được thực hiện như sau:
a) Hòa giải viên tham dự cuộc họp thống nhất danh sách những người được giới thiệu bầu làm tổ trưởng tổ hòa giải, lựa chọn hình thức bầu, thống nhất danh sách Tổ kiểm phiếu trong trường hợp bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín;
b) Trường hợp bầu tổ trưởng tổ hòa giải bằng hình thức biểu quyết công khai thì Trưởng ban công tác Mặt trận đếm số người biểu quyết, lập biên bản về kết quả biểu quyết (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này);
c) Trường hợp bầu tổ trưởng tổ hòa giải bằng hình thức bỏ phiếu kín thì Tổ kiểm phiếu làm nhiệm vụ phát phiếu, phổ biến quy chế bỏ phiếu, thu nhận phiếu và tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc việc bỏ phiếu; lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này).
...
Như vậy, trình tự bầu tổ trưởng Tổ hòa giải tại cơ sở được thực hiện như sau:
- Hòa giải viên tham dự cuộc họp thống nhất danh sách những người được giới thiệu bầu làm tổ trưởng tổ hòa giải, lựa chọn hình thức bầu, thống nhất danh sách Tổ kiểm phiếu trong trường hợp bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín;
- Trường hợp bầu tổ trưởng tổ hòa giải bằng hình thức biểu quyết công khai thì Trưởng ban công tác Mặt trận đếm số người biểu quyết, lập biên bản về kết quả biểu quyết (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này);
- Trường hợp bầu tổ trưởng tổ hòa giải bằng hình thức bỏ phiếu kín thì Tổ kiểm phiếu làm nhiệm vụ phát phiếu, phổ biến quy chế bỏ phiếu, thu nhận phiếu và tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc việc bỏ phiếu; lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này).
Người trúng cử làm tổ trưởng Tổ hòa giải ở cơ sở cần đạt tối thiểu bao nhiêu phiếu bầu?
Kết quả bầu tổ trưởng tổ hòa giải được quy định tại Điều 13 Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN như sau:
Bầu tổ trưởng tổ hòa giải
...
3. Kết quả bầu tổ trưởng tổ hòa giải:
a) Người được đề nghị công nhận là tổ trưởng tổ hòa giải phải đạt trên 50% số hòa giải viên của tổ hòa giải đồng ý và là người có số phiếu bầu cao nhất.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ chức cuộc họp bầu tổ trưởng tổ hòa giải, Trưởng ban công tác Mặt trận làm văn bản đề nghị công nhận tổ trưởng tổ hòa giải (Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này) kèm theo biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết quả biểu quyết về việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định;
b) Trường hợp kết quả bầu tổ trưởng tổ hòa giải không có người nào đạt trên 50% số hòa giải viên đồng ý thì bầu lại hai người có số phiếu cao nhất;
Trường hợp kết quả bầu tổ trưởng tổ hòa giải có hai người có số phiếu cao nhất bằng nhau và đạt trên 50% số hòa giải viên đồng ý thì tiến hành bầu lại giữa hai người này. Việc bầu lại được tiến hành ngay tại cuộc hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
Chiếu theo quy định này thì người trúng tuyển chức danh tổ trưởng tổ hòa giải phải đạt trên 50% số hòa giải viên của tổ hòa giải đồng ý và là người có số phiếu bầu cao nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?