Tổ liên ngành đàm phán giá thuốc do ai thành lập? Những loại thuốc nào được áp dụng hình thức đàm phán giá để lựa chọn nhà thầu?
Tổ liên ngành đàm phán giá thuốc do ai thành lập?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BYT về Tổ liên ngành đàm phán giá như sau:
Tổ liên ngành đàm phán giá
1. Tổ liên ngành đàm phán giá do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập (sau đây viết tắt là Tổ liên ngành), bao gồm các thành phần sau đây:
a) Tổ trưởng: Thủ trưởng Đơn vị đàm phán giá;
b) 02 Phó tổ trưởng gồm: Lãnh đạo Đơn vị đàm phán giá và đại diện lãnh đạo cấp Vụ hoặc Ban của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
c) Thành viên Tổ liên ngành gồm:
- Đại diện của Bộ Tài chính;
- Đại diện các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan đến quản lý dược, thiết bị y tế, y tế dự phòng, dân số, đấu thầu và các đơn vị có liên quan khác của Bộ Y tế.
d) Thư ký Tổ liên ngành: Đại diện Đơn vị đàm phán giá;
đ) Trường hợp cần thiết, Tổ trưởng Tổ liên ngành có thể mời các chuyên gia tham gia quá trình đàm phán giá.
2. Nhiệm vụ của Tổ liên ngành:
Thực hiện đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc Danh mục được áp dụng hình thức đàm phán giá theo đúng phương án đàm phán giá đã được phê duyệt theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Như vậy, Tổ liên ngành đàm phán giá thuốc sẽ do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập.
Tổ liên ngành đàm phán giá thuốc có nhiệm vụ thực hiện đàm phán giá thuốc theo đúng phương án đàm phán giá đã được phê duyệt theo quy định tại Điều 5 Thông tư 05/2024/TT-BYT.
Thành phần Tổ liên ngành đàm phán giá thuốc bao gồm những vị trí sau:
- Tổ trưởng;
- 02 Phó tổ trưởng;
- Thành viên Tổ liên ngành;
- Thư ký Tổ liên ngành.
Trong trường hợp cần thiết, Tổ trưởng Tổ liên ngành có thể mời các chuyên gia tham gia quá trình đàm phán giá thuốc.
Tổ liên ngành đàm phán giá thuốc do ai thành lập? Những loại thuốc nào được áp dụng hình thức đàm phán giá để lựa chọn nhà thầu? (Hình từ Internet)
Những loại thuốc nào được áp dụng hình thức đàm phán giá để lựa chọn nhà thầu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 05/2024/TT-BYT về Danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá như sau:
Danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá
Ban hành kèm theo Thông tư này danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá, bao gồm:
1. Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, những loại thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá để lựa chọn nhà thầu là những loại thuốc thuộc danh mục thuốc quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BYT.
TẢI VỀ Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá để lựa chọn nhà thầu.
Việc xây dựng phương án đàm phán giá đối với thuốc căn cứ những thông tin nào?
Việc xây dựng phương án đàm phán giá đối với thuốc căn cứ những thông tin nào, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 05/2024/TT-BYT thì việc xây dựng phương án đàm phán giá đối với thuốc căn cứ vào một hoặc một số hoặc toàn bộ các thông tin sau đây:
(1) Số lượng giấy đăng ký lưu hành của thuốc generic nhóm 1 theo quy định tại Thông tư quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành (sau đây viết tắt là thuốc generic nhóm 1) hoặc các thuốc generic nhóm kỹ thuật khác trong trường hợp không có thuốc generic nhóm 1;
(2) Giá trúng thầu thuốc generic nhóm 1 hoặc các nhóm kỹ thuật khác trong trường hợp không có thuốc generic nhóm 1;
(3) Khả năng thay thế của thuốc đàm phán giá (trong trường hợp cần thiết);
(4) Thời gian lưu hành tại Việt Nam;
(5) Thông tin về giá trị của thuốc đàm phán giá đã sử dụng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp (nếu có);
(6) Giá trị và số lượng kế hoạch của thuốc đàm phán giá;
(7) Giá tham khảo của thuốc đàm phán giá tại các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (nếu có). Trường hợp không có giá tham khảo tại ASEAN thì tham khảo các quốc gia khác (nếu có);
(8) Lộ trình gia công, chuyển giao công nghệ đối với các thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu do Bộ Y tế công bố gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam;
(9) Hồ sơ đề xuất của nhà thầu, báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất và tổng hợp thông tin thuốc đàm phán giá của tổ chuyên gia;
(10) Các thông tin khác có liên quan (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?