Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở nào? Mỗi năm tổ hợp tác sẽ phải họp ít nhất bao nhiêu lần?
Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở nào?
Quy định về tổ hợp tác tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2019/NĐ-CP như sau:
Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Theo quy định trên, tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Mỗi năm tổ hợp tác sẽ phải họp ít nhất bao nhiêu lần?
Số lần họp tối thiểu của tổ hợp tác được quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 77/2019/NĐ-CP như sau:
Cuộc họp thành viên tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác tự quyết định số lần họp tổ hợp tác nhưng ít nhất phải tiến hành cuộc họp thành viên một năm một lần.
Cuộc họp thành viên tổ hợp tác có thể quyết định các vấn đề sau đây:
a) Thông qua kết quả hoạt động của tổ hợp tác;
b) Phương án phân phối hoa lợi, lợi tức, xử lý lỗ và các vấn đề tài chính của tổ hợp tác;
c) Phương án hoạt động trong thời gian tới;
d) Xử lý tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác;
đ) Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm tổ trưởng, ban điều hành, nếu cần thiết;
e) Chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 11 của Nghị định này;
g) Sửa đổi, bổ sung hợp đồng hợp tác;
h) Mức thù lao, tiền thưởng của tổ trưởng, thành viên ban điều hành (nếu có);
i) Nội dung khác do tổ trưởng, ban điều hành hoặc hơn ba mươi ba phần trăm (33%) tổng số thành viên tổ hợp tác đề nghị;
k) Trường hợp khác theo quy định tại hợp đồng hợp tác.
...
Theo đó, tổ hợp tác tự quyết định số lần họp tổ hợp tác nhưng ít nhất phải tiến hành cuộc họp thành viên một năm một lần.
Tổ hợp tác (Hình từ Internet)
Ai có quyền yêu cầu tập cuộc họp thành viên tổ hợp tác?
Người có quyền yêu cầu tập cuộc họp thành viên tổ hợp tác được quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 77/2019/NĐ-CP như sau:
Cuộc họp thành viên tổ hợp tác
...
2. Trình tự triệu tập cuộc họp thành viên tổ hợp tác
Trong trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định cụ thể, trình tự triệu tập cuộc họp thành viên tổ hợp tác được thực hiện như sau:
a) Tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) thay mặt tổ hợp tác triệu tập cuộc họp thành viên. Trong trường hợp cần thiết, đại diện của hơn ba mươi ba phần trăm (33%) tổng số thành viên tổ hợp tác có thể yêu cầu tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) triệu tập cuộc họp thành viên, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan quy định khác;
b) Cuộc họp thành viên tổ hợp tác được tiến hành khi có hơn bảy mươi lăm phần trăm (75%) tổng số thành viên tổ hợp tác tham dự, trường hợp không đủ số thành viên tham dự thì phải hoãn họp tổ hợp tác và triệu tập họp tổ hợp tác lần thứ hai trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp tổ hợp tác lần thứ nhất. Cuộc họp tổ hợp tác lần thứ hai phải có sự tham gia của tối thiểu hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác;
c) Biên bản cuộc họp thành viên tổ hợp tác phải được lập thành văn bản có chữ ký xác nhận của đại diện các thành viên tham gia cuộc họp, ghi cụ thể tỷ lệ phần trăm (%) số thành viên tán thành;
d) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày tổ chức họp, tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) thông báo tới toàn thể thành viên tổ hợp tác nội dung cuộc họp thành viên tổ hợp tác, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan quy định khác.
Theo đó, người có quyền yêu cầu tập cuộc họp thành viên tổ hợp tác là Tổ trưởng tổ hợp tác hoặc đại diện của hơn ba mươi ba phần trăm (33%) tổng số thành viên tổ hợp tác (trừ trường hợp hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan quy định khác).
Việc bổ sung hợp đồng hợp tác phải được sự tán thành của bao nhiêu thành viên tổ hợp tác?
Số lượng thành viên tổ hợp tác tán thành để việc bổ sung hợp đồng hợp tác được thông qua quy định tại Điều 21 Nghị định 77/2019/NĐ-CP như sau:
Biểu quyết trong tổ hợp tác
1. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng hợp tác phải được sự tán thành của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác và thể hiện bằng văn bản, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác có quy định khác.
2. Việc định đoạt tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất chính khác; tài sản có giá trị lớn hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số giá trị tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác phải được sự tán thành của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác và thể hiện bằng văn bản, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác có quy định khác.
3. Các nội dung khác không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thông qua khi có ít nhất hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.
Như vậy, việc bổ sung hợp đồng hợp tác phải được sự tán thành của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác và thể hiện bằng văn bản, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác có quy định khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?