Tổ hợp tác do bao nhiêu thành viên thành lập? Tổ hợp tác có thể đồng thời là thành viên của nhiều hợp tác xã không?
Tổ hợp tác do bao nhiêu thành viên thành lập?
Căn cứ vào khoản 21 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2023 có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
20. Tổ chức lại hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
21. Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác do ít nhất 02 thành viên tự nguyện thành lập, cùng góp vốn, góp sức lao động để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tổ hợp tác là tổ chức được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác do ít nhất 02 thành viên tự nguyện thành lập, cùng góp vốn, góp sức lao động.
Tổ hợp tác do bao nhiêu thành viên thành lập? Tổ hợp tác có thể đồng thời là thành viên của nhiều hợp tác xã không? (Hình từ Internet)
Tổ hợp tác có thể đồng thời là thành viên của nhiều hợp tác xã không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Hợp tác xã 2023 về điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã như sau:
Điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã
1. Thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã bao gồm:
a) Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
c) Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Các thành viên của tổ chức này phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã;
d) Pháp nhân Việt Nam.
2. Thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã bao gồm:
a) Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; khi tham gia các giao dịch dân sự, lao động thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Các thành viên của tổ chức này phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã;
d) Pháp nhân Việt Nam.
3. Cá nhân, tổ chức phải có đơn tự nguyện gia nhập, góp vốn hoặc nộp phí thành viên và đáp ứng điều kiện quy định của Luật này và Điều lệ.
4. Thành viên của hợp tác xã có thể đồng thời là thành viên của nhiều hợp tác xã, trừ trường hợp Điều lệ có quy định khác.
...
Theo đó, tổ hợp tác có thể tham gia trở thành thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn hoặc thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã.
Thành viên của hợp tác xã có thể đồng thời là thành viên của nhiều hợp tác xã, trừ trường hợp Điều lệ có quy định khác.
Do đó, tổ hợp tác có thể gia nhập và trở thành thành viên của nhiều hợp tác xã khác nhau, miễn là không có quy định khác trong Điều lệ của các hợp tác xã đó.
Lưu ý: Các thành viên của tổ hợp tác phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã.
Tổ hợp tác có phải lưu trữ sổ ghi chép về việc đóng góp của thành viên tổ hợp tác không?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Hợp tác xã 2023 có quy định như sau:
Chế độ lưu trữ tài liệu
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải lưu trữ theo quy định của pháp luật tài liệu sau:
a) Điều lệ và các quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; sổ đăng ký thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn;
b) Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm hàng hóa; giấy phép kinh doanh ngành, nghề có điều kiện và giấy tờ khác có liên quan;
c) Tài liệu, giấy xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn; biên bản, nghị quyết của hội nghị thành lập, Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị; các quyết định của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
đ) Báo cáo tài chính, sổ kế toán, chứng từ kế toán và tài liệu kế toán khác;
e) Kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra, báo cáo kiểm toán (nếu có);
g) Tài liệu khác theo quy định của Điều lệ.
2. Tổ hợp tác phải lưu trữ theo quy định của pháp luật các tài liệu sau:
a) Hợp đồng hợp tác;
b) Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác (nếu có);
c) Sổ ghi chép về việc đóng góp của thành viên tổ hợp tác;
d) Tài liệu khác theo quy định của hợp đồng hợp tác.
Như vậy, tổ hợp tác có trách nhiệm phải lưu trữ sổ ghi chép về việc đóng góp của thành viên tổ hợp tác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?