Tổ hợp tác đã đạt được mục đích hợp tác thì có chấm dứt hoạt động không? Tài sản chung của các thành viên hình thành từ nguồn nào?
Tổ hợp tác đã đạt được mục đích hợp tác thì có chấm dứt hoạt động không?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 77/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động trong trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
b) Mục đích hợp tác đã đạt được;
c) Không duy trì số lượng thành viên tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này;
d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan;
e) Theo thỏa thuận của các thành viên tổ hợp tác.
2. Việc chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này phải được một trăm phần trăm (100%) tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành, thể hiện bằng biên bản họp tổ hợp tác, có chữ ký xác nhận của tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) và các thành viên tổ hợp tác, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động (Mẫu I.03), kèm biên bản cuộc họp thành viên tổ hợp tác đến cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác hoạt động.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ hợp tác đã đạt được mục đích hợp tác thì sẽ chấm dứt hoạt động.
Tổ hợp tác đã đạt được mục đích hợp tác thì có chấm dứt hoạt động không? (Hình từ Internet)
Cuộc họp thành viên tổ hợp tác có thể quyết định về xử lý tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 77/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Cuộc họp thành viên tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác tự quyết định số lần họp tổ hợp tác nhưng ít nhất phải tiến hành cuộc họp thành viên một năm một lần.
Cuộc họp thành viên tổ hợp tác có thể quyết định các vấn đề sau đây:
a) Thông qua kết quả hoạt động của tổ hợp tác;
b) Phương án phân phối hoa lợi, lợi tức, xử lý lỗ và các vấn đề tài chính của tổ hợp tác;
c) Phương án hoạt động trong thời gian tới;
d) Xử lý tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác;
đ) Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm tổ trưởng, ban điều hành, nếu cần thiết;
e) Chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 11 của Nghị định này;
g) Sửa đổi, bổ sung hợp đồng hợp tác;
h) Mức thù lao, tiền thưởng của tổ trưởng, thành viên ban điều hành (nếu có);
i) Nội dung khác do tổ trưởng, ban điều hành hoặc hơn ba mươi ba phần trăm (33%) tổng số thành viên tổ hợp tác đề nghị;
k) Trường hợp khác theo quy định tại hợp đồng hợp tác.
2. Trình tự triệu tập cuộc họp thành viên tổ hợp tác
Trong trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định cụ thể, trình tự triệu tập cuộc họp thành viên tổ hợp tác được thực hiện như sau:
a) Tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) thay mặt tổ hợp tác triệu tập cuộc họp thành viên. Trong trường hợp cần thiết, đại diện của hơn ba mươi ba phần trăm (33%) tổng số thành viên tổ hợp tác có thể yêu cầu tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) triệu tập cuộc họp thành viên, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan quy định khác;
…
Như vậy, theo quy định trên thì cuộc họp thành viên tổ hợp tác có thể quyết định về xử lý tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác.
Tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác được hình thành từ các nguồn nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 77/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, tài chính của tổ hợp tác
1. Tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác hình thành từ các nguồn:
a) Đóng góp của thành viên tổ hợp tác bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản;
b) Phần được trích từ hoa lợi, lợi tức sau thuế;
c) Các thành viên tổ hợp tác cùng tạo lập;
d) Hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước hoặc các cá nhân, tổ chức khác tài trợ, tặng, cho chung;
đ) Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc định đoạt tài sản, tài chính của tổ hợp tác do các thành viên tổ hợp tác quyết định theo quy định tại Điều 21 Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp tổ hợp tác được Nhà nước, cá nhân, tổ chức khác trao quyền hưởng dụng tài sản thì thực hiện quyền hưởng dụng theo quy định từ Điều 257 đến Điều 266 Bộ luật dân sự.
4. Tổ hợp tác thực hiện các quy định về tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác được hình thành từ các nguồn sau:
- Đóng góp của thành viên tổ hợp tác bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản;
- Phần được trích từ hoa lợi, lợi tức sau thuế;
- Các thành viên tổ hợp tác cùng tạo lập;
- Hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước hoặc các cá nhân, tổ chức khác tài trợ, tặng, cho chung;
- Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?