Tổ giám sát thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân do ai quyết định thành lập? Phiên họp của tổ giám sát thanh lý tài sản chỉ được tiến hành khi nào?
Tổ giám sát thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân do ai quyết định thành lập?
Tổ giám sát thanh lý tài sản được quy định tại Điều 27 Thông tư 23/2018/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-NHNN) như sau:
Tổ giám sát thanh lý
1. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định việc thành lập Tổ giám sát thanh lý để giám sát việc thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, chỉ định Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng và các thành viên Tổ Giám sát thanh lý.
2. Tổ giám sát thanh lý có tối thiểu 03 thành viên bao gồm đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (trong trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho quỹ tín dụng nhân dân vay đặc biệt).
3. Thành viên Tổ giám sát thanh lý không phải là một trong những người sau:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên chuyên trách, Giám đốc, thành viên của quỹ tín dụng nhân dân bị thanh lý, thành viên Hội đồng thanh lý của quỹ tín dụng nhân dân bị thanh lý;
b) Người có liên quan của các thành viên quy định tại điểm a Khoản này.
Như vậy, theo quy định, Tổ giám sát thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định việc thành lập.
Tổ giám sát thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân do ai quyết định thành lập? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào không được làm thành viên tổ giám sát thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân?
Đối tượng không được làm thành viên Tổ giám sát thanh lý tài sản được quy định tại khoản 3 Điều 27 Thông tư 23/2018/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-NHNN) như sau:
Tổ giám sát thanh lý
1. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định việc thành lập Tổ giám sát thanh lý để giám sát việc thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, chỉ định Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng và các thành viên Tổ Giám sát thanh lý.
2. Tổ giám sát thanh lý có tối thiểu 03 thành viên bao gồm đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (trong trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho quỹ tín dụng nhân dân vay đặc biệt).
3. Thành viên Tổ giám sát thanh lý không phải là một trong những người sau:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên chuyên trách, Giám đốc, thành viên của quỹ tín dụng nhân dân bị thanh lý, thành viên Hội đồng thanh lý của quỹ tín dụng nhân dân bị thanh lý;
b) Người có liên quan của các thành viên quy định tại điểm a Khoản này.
Như vậy, theo quy định, thành viên Tổ giám sát thanh lý tài sản không được là một trong những người sau đây:
(1) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên chuyên trách, Giám đốc, thành viên của quỹ tín dụng nhân dân bị thanh lý, thành viên Hội đồng thanh lý của quỹ tín dụng nhân dân bị thanh lý;
(2) Người có liên quan của các thành viên nêu trên.
Phiên họp của tổ giám sát thanh lý tài sản chỉ được tiến hành khi nào?
Phiên họp của Tổ giám sát thanh lý tài sản được quy định tại khoản 5 Điều 28 Thông tư 23/2018/TT-NHNN như sau:
Cơ chế hoạt động của Tổ giám sát thanh lý
1. Các thành viên Tổ giám sát thanh lý làm việc theo cơ chế kiêm nhiệm.
2. Tổ giám sát thanh lý chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi Giấy phép đặt trụ sở chính và Thống đốc về việc thực thi nhiệm vụ của mình.
3. Tổ giám sát thanh lý sử dụng con dấu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong các văn bản. Báo cáo của Tổ giám sát thanh lý do Tổ trưởng ký.
4. Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý và các thành viên chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về việc thực thi nhiệm vụ của mình.
5. Phiên họp của Tổ giám sát thanh lý chỉ được tiến hành khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 tổng số thành viên. Các quyết định của Tổ giám sát thanh lý chỉ được thông qua khi có sự đồng ý của đa số thành viên có mặt tại cuộc họp. Trường hợp có số phiếu biểu quyết hợp lệ ngang nhau thì quyền quyết định thuộc về Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý.
6. Tổ giám sát thanh lý kết thúc nhiệm vụ khi Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyết định kết thúc thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp kết thúc thanh lý để thực hiện các thủ tục phá sản, Tổ giám sát thanh lý kết thúc nhiệm vụ khi Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt để kiểm soát hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
Như vậy, theo quy định, phiên họp của tổ giám sát thanh lý tài sản chỉ được tiến hành khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 tổng số thành viên.
Các quyết định của Tổ giám sát thanh lý chỉ được thông qua khi có sự đồng ý của đa số thành viên có mặt tại cuộc họp.
Trường hợp có số phiếu biểu quyết hợp lệ ngang nhau thì quyền quyết định thuộc về Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?