Tổ chức vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện có phải đăng tải công khai kết quả vận động được hay không?
- Tổ chức vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện có phải đăng tải công khai kết quả vận động được hay không?
- Việc công khai đóng góp tự nguyện được thực hiện dựa trên hình thức nào?
- Thời điểm và thời gian công khai đóng góp tự nguyện là lúc nào và bao lâu?
- Được phép tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức nước ngoài hay không?
Tổ chức vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện có phải đăng tải công khai kết quả vận động được hay không?
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định 93/2021/NĐ-CP có quy định về việc công khai đóng góp tự nguyện như sau:
"Điều 14. Công khai đóng góp tự nguyện
1. Các tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện có trách nhiệm công khai đầy đủ, kịp thời, chính xác các hoạt động có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
2. Nội dung công khai:
a) Văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện;
b) Kết quả vận động (tổng số tiền, hiện vật tiếp nhận), phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân;
c) Đối tượng, chính sách và mức hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
d) Các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận đóng góp tự nguyện công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện."
Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy việc công khai các hoạt động có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện là việc làm bắt buộc. Các tổ chức thực hiện nhiệm vụ này phải tiến hành công khai một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất những nội dung theo quy định tại khoản 2 nêu trên, trong đó có kết quả vận động, gồm tổng số tiền và hiện vật tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân.
Công khai đóng góp tự nguyện
Việc công khai đóng góp tự nguyện được thực hiện dựa trên hình thức nào?
Các hình thức công khai đóng góp tự nguyện theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 93/2021/NĐ-CP bao gồm:
- Công khai trên Trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức, cơ quan, đơn vị;
- Niêm yết tại trụ sở làm việc của tổ chức, cơ quan, đơn vị và địa điểm sinh hoạt cộng đồng (thôn, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố);
- Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan có liên quan tham gia vào quá trình vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thực hiện ít nhất một trong ba hình thức công khai quy định tại khoản 3 Điều này; trong đó phải thực hiện hình thức bắt buộc là công khai trên trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức, cơ quan, đơn vị; trường hợp chưa có trang thông tin điện tử phải thực hiện niêm yết tại trụ sở làm việc.
Thời điểm và thời gian công khai đóng góp tự nguyện là lúc nào và bao lâu?
(1) Thời điểm công khai: quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 93/2021/NĐ-CP
- Công khai văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện ngay sau khi ban hành;
- Công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện trước từ 01 đến 03 ngày bắt đầu tổ chức thực hiện;
- Công khai kết quả vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện: Công khai tổng số tiền, hiện vật đã vận động, tiếp nhận chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc thời gian tiếp nhận; công khai tổng số tiền, hiện vật đã phân phối, sử dụng chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi kết thúc thời gian phân phối, sử dụng;
- Công khai đối tượng hỗ trợ, chính sách hỗ trợ và mức hỗ trợ ngay từ khi bắt đầu thực hiện hỗ trợ, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.
(2) Thời gian công khai: quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định 93/2021/NĐ-CP
- Niêm yết công khai tại trụ sở tổ chức, cơ quan, đơn vị, điểm sinh hoạt cộng đồng và công khai trên Trang thông tin điện tử trong 30 ngày;
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng: 03 số liên tiếp báo viết, 03 ngày liên tiếp trên chương trình của đài phát thanh, đài truyền hình.
Được phép tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức nước ngoài hay không?
Công tác tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định cụ thể tại Điều 15 Nghị định 93/2021/NĐ-CP như sau:
"1. Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng đối với các khoản viện trợ quốc tế của Chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức được Chính phủ nước ngoài ủy quyền, tổ chức phi Chính phủ, tổ chức và cá nhân nước ngoài khác nhằm cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai thực hiện theo quy định tại Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Việc quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài nhằm mục đích hỗ trợ nhân đạo thực hiện theo quy định tại Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam."
Như vậy, tổ chức tiến hành vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện phải tiến hành công khai đóng góp tự nguyện một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời các hoạt động có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện. Pháp luật hiện hành cũng quy định cụ thể nội dung công khai, thời điểm và thời gian công khai. Bên cạnh đó, việc tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện của cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng được quy định cụ thể để các bên có thể áp dụng thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?