Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có buộc phải sử dụng một phần vốn thành lập để ký quỹ tại ngân hàng hay không?
- Vốn hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm những nguồn nào?
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có buộc phải sử dụng một phần vốn thành lập để ký quỹ tại ngân hàng hay không?
- Vốn thành lập của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực nào?
Vốn hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm những nguồn nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về quản lý vốn hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô như sau:
Quản lý vốn hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
1. Vốn hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
a) Vốn thành lập;
b) Quỹ dự trữ bắt buộc;
c) Kết quả hoạt động chưa sử dụng.
2. Trong suốt quá trình hoạt động, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bảo đảm duy trì mức vốn hoạt động không thấp hơn mức vốn thành lập tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
3. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thường xuyên đánh giá lại vốn hoạt động. Trường hợp vốn hoạt động chưa đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải báo cáo ngay Bộ Tài chính phương án, thời hạn thực hiện tăng vốn thành lập. Việc tăng vốn thành lập phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
a) Việc tăng vốn thành lập được thực hiện bằng tiền Đồng Việt Nam;
b) Không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân khác để bổ sung vốn thành lập;
...
Như vậy, theo quy định, vốn hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
(1) Vốn thành lập;
(2) Quỹ dự trữ bắt buộc;
(3) Kết quả hoạt động chưa sử dụng.
Vốn hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm những nguồn nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có buộc phải sử dụng một phần vốn thành lập để ký quỹ tại ngân hàng hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về ký quỹ như sau:
Ký quỹ
1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải sử dụng một phần vốn thành lập để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam (trừ những ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt).
2. Mức tiền ký quỹ bằng 10% vốn thành lập tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này. Số tiền ký quỹ này được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
3. Trong quá trình hoạt động, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với thành viên tham gia bảo hiểm khi dự phòng nghiệp vụ không đủ để chi trả quyền lợi bảo hiểm. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm bổ sung đủ số tiền ký quỹ đã sử dụng.
4. Khi thực hiện phân chia tài sản theo trình tự thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17 Nghị định này, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được rút toàn bộ tiền ký quỹ theo Quyết định của Hội đồng giải thể.
Như vậy, theo quy định, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bắt buộc phải sử dụng một phần vốn thành lập để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam, trừ những ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Vốn thành lập của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 39 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về đầu tư tài chính như sau:
Đầu tư tài chính
1. Việc đầu tư vốn thành lập, quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 36 Nghị định này; đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều này của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm vi mô.
2. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ
a) Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải duy trì khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi dưới dạng tiền gửi từ 01 năm trở xuống tại các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam (trừ những ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt);
b) Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ quy định tại điểm a khoản này.
3. Vốn thành lập, quỹ dự trữ bắt buộc và vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
a) Mua trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dưới 05 năm;
b) Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam (trừ những ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt).
4. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải ban hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế, quy trình đầu tư.
Như vậy, theo quy định, vốn thành lập của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
(1) Mua trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dưới 05 năm;
(2) Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam, trừ những ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?