Tổ chức tôn giáo trực thuộc có phải là một pháp nhân phi thương mại hay không? Hồ sơ đăng ký pháp nhân phi thương mại gồm những gì?
Tổ chức tôn giáo trực thuộc có cần phải có hiến chương riêng của mình để đăng ký thành lập hay không?
Hiến chương của tổ chức tôn giáo được quy định tại Điều 23 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
Hiến chương của tổ chức tôn giáo
Hiến chương của tổ chức tôn giáo có những nội dung cơ bản sau đây:
1. Tên của tổ chức;
2. Tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động;
3. Địa bàn hoạt động, trụ sở chính;
4. Tài chính, tài sản;
5. Người đại diện theo pháp luật, mẫu con dấu;
6. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
7. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
8. Điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền, cách thức phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
9. Điều kiện, thẩm quyền, cách thức giải thể tổ chức tôn giáo; thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc;
10. Việc tổ chức hội nghị, đại hội; thể thức thông qua quyết định, sửa đổi, bổ sung hiến chương; nguyên tắc, phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ của tổ chức;
11. Quan hệ giữa tổ chức tôn giáo với tổ chức tôn giáo trực thuộc, giữa tổ chức tôn giáo với tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 29 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về hồ sơ đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc như sau:
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc
...
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ lý do; tên tổ chức đề nghị; tên tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến thành lập; tên tổ chức, người đại diện tổ chức trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc tại thời điểm thành lập; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; cơ cấu tổ chức, địa điểm dự kiến đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
b) Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
c) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc;
d) Hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc (nếu có);
đ) Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;
e) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
...
Từ các quy định trên thì có thể thấy tổ chức tôn giáo trực thuộc không bắt buộc phải có hiến chương của riêng mình để đăng ký thành lập.
Các chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ,...cũng như những nội dung khác liên quan đến tổ chức tôn giáo trực thuộc đều đã được quy định trong hiến chương của tổ chức tôn giáo.
Tổ chức tôn giáo trực thuộc có phải là một pháp nhân phi thương mại hay không? Hồ sơ đăng ký pháp nhân phi thương mại gồm những gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức tôn giáo trực thuộc có phải là một pháp nhân phi thương mại hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 30 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về pháp nhân phi thương mại như sau:
Tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
1. Tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
2. Tổ chức tôn giáo đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 5 và 6 Điều 21 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục cấp đăng ký pháp nhân đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Theo đó, tổ chức tôn giáo trực thuộc sẽ là một pháp nhân thương mại khi được tổ chức tôn giáo đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức.
Để được cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại tổ chức tôn giáo trực thuộc phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 21 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
Hồ sơ đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 162/2017/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị nêu rõ tên, trụ sở, người đại diện của tổ chức tôn giáo; tên, trụ sở, địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức, số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tại thời điểm đề nghị; họ và tên người đại diện của tổ chức tôn giáo trực thuộc được đề nghị cấp đăng ký;
(2) Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo trực thuộc từ khi được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
(3) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người lãnh đạo của tổ chức tôn giáo trực thuộc;
(4) Bản kê khai và giấy tờ chứng minh tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;
(5) Hiến chương, điều lệ hoặc các văn bản có nội dung tương tự của tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?