Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có phải xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng tối thiếu không?
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có phải xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng tối thiếu không?
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định như sau:
Yêu cầu, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
1. Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu, tỷ lệ cấp tín dụng xấu mục tiêu.
2. Nguyên tắc xác định chi phí bù đắp rủi ro tín dụng trong phương pháp tính lãi suất, định giá sản phẩm tín dụng (pricing) theo mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng.
3. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng (bao gồm cả thẩm quyền phê duyệt các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng).
Theo đó, tổ chức tín dụng phi ngân hàng cần phải xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
- Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu, tỷ lệ cấp tín dụng xấu mục tiêu.
- Nguyên tắc xác định chi phí bù đắp rủi ro tín dụng trong phương pháp tính lãi suất, định giá sản phẩm tín dụng (pricing) theo mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng.
- Nguyên tắc áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng (bao gồm cả thẩm quyền phê duyệt các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng).
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có phải xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng tối thiếu không? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có phải ban hành hạn mức rủi ro tín dụng hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định như sau:
Hạn mức rủi ro tín dụng
1. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải ban hành hạn mức rủi ro tín dụng đảm bảo tuân thủ các quy định về các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Luật Các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Hạn mức rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm các hạn mức sau đây:
a) Hạn mức cấp tín dụng đối với đối tượng khách hàng trên cơ sở khả năng trả nợ của khách hàng;
b) Hạn mức cấp tín dụng theo sản phẩm.
3. Hạn mức rủi ro tín dụng phải được rà soát, đánh giá lại (điều chỉnh nếu cần thiết) tối thiểu 01 năm một lần theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Như vậy, tổ chức tín dụng phi ngân hàng cần phải có trách nhiệm ban hành hạn mức rủi ro tín dụng đảm bảo tuân thủ các quy định về các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Hoạt động kiểm soát của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện thông qua tối thiểu những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định như sau:
Theo đó, hoạt động kiểm soát của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện thông qua tối thiểu những nội dung sau đây:
- Việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt phải căn cứ mức độ tin cậy của cấp có thẩm quyền và năng lực của cá nhân, bộ phận thực hiện. Thẩm quyền phê duyệt phải được thể hiện bằng các tiêu chí về quy mô giao dịch, hạn mức rủi ro và các giới hạn khác theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
- Phân bổ nguồn nhân lực phù hợp với từng hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát (bao gồm cá nhân sự thay thế khi cán bộ, nhân viên vắng mặt, tuyển dụng, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ);
- Việc hạch toán kế toán tuân thủ đúng quy định về chuẩn mực và chế độ kế toán; tổng hợp, lập và gửi các loại báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; lập báo cáo thống kê theo đúng quy định của pháp luật. Việc hạch toán kế toán, báo cáo thống kê phải được kiểm tra, đối chiếu để đảm bảo phát hiện, xử lý kịp thời các sai sót và phải được báo cáo cho cấp có thẩm quyền theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
- Có biện pháp phòng ngừa, xử lý kịp thời đối với các sai phạm, hành vi vi phạm quy định của pháp luật, quy định nội bộ tại tổ chức tín dụng phi ngân hàng (bao gồm trụ sở chính, chi nhánh và các đơn vị phụ thuộc khác);
- Xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế về kiểm soát nội bộ theo yêu cầu, kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác;
- Việc triển khai, vận hành, kiểm soát và duy trì hệ thống công nghệ thông tin, cơ chế trao đổi thông tin tuân thủ đúng quy định của pháp luật; quy định về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng và cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet; kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo từng giai đoạn; và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?