Tổ chức tín dụng được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng sau bao lâu kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro?
- Tổ chức tín dụng được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng sau bao lâu kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro?
- Tổ chức tín dụng là công ty cổ phần xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Hồ sơ xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng bao gồm những giấy tờ gì?
Tổ chức tín dụng được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng sau bao lâu kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro?
Tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 2 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Tổ chức tín dụng: Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã (ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân) và tổ chức tài chính vi mô.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài được áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài quy định tại Điều 16 Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Theo dõi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và xuất toán khỏi ngoại bảng được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Theo dõi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và xuất toán khỏi ngoại bảng
1. Sau thời gian tối thiểu 05 năm, kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.
Các khoản nợ được xuất toán ra khỏi ngoại bảng phải theo dõi trong hệ thống quản trị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định về trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm hàng hóa dịch vụ công trình xây dựng tại doanh nghiệp trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng, trừ các khoản nợ mà khách hàng là tổ chức đã phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật và sau khi thanh lý, xử lý toàn bộ tài sản hoặc khách hàng là cá nhân đã chết, bị tuyên bố mất tích theo quyết định của Tòa án và đã xử lý xong di sản, nghĩa vụ của người này theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, sau thời gian tối thiểu 05 năm, kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, tổ chức tín dụng được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.
Các khoản nợ được xuất toán ra khỏi ngoại bảng phải theo dõi trong hệ thống quản trị của tổ chức tín dụng theo quy định về trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm hàng hóa dịch vụ công trình xây dựng tại doanh nghiệp trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.
Lưu ý:
Trừ các khoản nợ mà khách hàng là tổ chức đã phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật và sau khi thanh lý, xử lý toàn bộ tài sản hoặc khách hàng là cá nhân đã chết, bị tuyên bố mất tích theo quyết định của Tòa án và đã xử lý xong di sản, nghĩa vụ của người này theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tín dụng được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng sau bao lâu kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng là công ty cổ phần xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng phải đáp ứng những điều kiện gì?
Tổ chức tín dụng là công ty cổ phần xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng phải đáp ứng những điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Theo dõi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và xuất toán khỏi ngoại bảng
...
3. Đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, trừ tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này, việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
b) Phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
...
Theo đó, đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng ngoài đáp ứng các điều kiện đã nêu trên còn phải đảm bảo những điều kiện sau:
- Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
- Phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Hồ sơ xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng bao gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng được quy định tại khoản 7 Điều 12 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Theo dõi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và xuất toán khỏi ngoại bảng
...
7. Hồ sơ xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Hồ sơ xử lý rủi ro quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định này;
b) Quyết định hoặc phê duyệt của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc xuất toán khỏi ngoại bảng đối với nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro; văn bản chấp thuận của ngân hàng nước ngoài quy định tại điểm b khoản 5 Điều này; văn bản phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước quy định tại điểm b khoản 2 Điều này đối với ngân hàng thương mại mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
c) Quyết định hoặc phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đối với khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
d) Tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, phù hợp thực tế và các quy định của pháp luật liên quan.
Hồ sơ xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng phải được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lưu giữ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hồ sơ xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng bao gồm những giấy tờ nêu sau:
- Hồ sơ xử lý rủi ro quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP;
- Quyết định hoặc phê duyệt của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc xuất toán khỏi ngoại bảng đối với nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro; văn bản chấp thuận của ngân hàng nước ngoài quy định tại điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định 86/2024/NĐ-CP;
+ Văn bản phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định 86/2024/NĐ-CP đối với ngân hàng thương mại mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
- Quyết định hoặc phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đối với khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
- Tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, phù hợp thực tế và các quy định của pháp luật liên quan.
+ Hồ sơ xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng phải được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lưu giữ theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?